Chần chừ gì mà chưa nhổ răng sâu? Cẩn thận kẻo biến chứng!

Sâu răng huy hoại Tim

Các nhà khoa học Mỹ đã khám phá ra điều đó, sau khi phát hiện ra cùng một loại vi khuẩn ký sinh ở cao răng và các mảng xơ vữa thành mạch. Và đã biết, tình trạng xơ vữa nghiêm trọng bên trong động mạch bao bọc trái tim là nguyên nhân nhồi máu cơ tim hay gặp nhất. Liên cầu khuẩn và vi trùng sâu răng và nha chu thâm nhập vào tuần hoàn máu, tấn công tế bào bạch cầu và kháng nguyên. Chúng bám vào vách thành mạch, nghiễm nhiên trở thành bộ khung cho xơ vữa phát triển và ngày càng bành trướng cùng thời gian – khi những “bụi” máu dính vào. Và tiết diện dòng chảy của máu ngày càng bị thu hẹp

benh tim va sau rang
Sâu răng ảnh hưởng đến hoạt động của tim

Hiện vi khuẩn sâu răng cũng gián tiếp đẩy cao nồng độ cái gọi là protein giai đoạn CRP cấp, nhân tố kết hợp với sự tạo thành những cục máu đông siêu nhỏ bên trong động mạch và đẩy nhanh thiên hướng xơ vữa. Giới nghiên cứu đã quan sát được, trong khi ở những người khỏe mạnh, nồng độ CRP trung bình xấp xỉ 1mg/l, ở những người bị bệnh tim nồng độ hợp chất này lên tới 9mg/l. Và nó tăng lên thậm chí đến 1.000 lần vào thời điểm trạng thái viêm nướu lợi cấp và sâu răng. Những ổ viêm răng lợi tồn tại kéo dài đồng nghĩa với tình trạng xơ vữa ngày càng nghiêm trọng, mà tín hiệu dễ nhận biết là sự xuất hiện bệnh áp huyết cao, tai biến não hoặc nhồi máu cơ tim.

Sâu răng tấn công khớp

Ít ngươi ý thức được rằng, sâu răng thường là tia lửa viêm nhiễm trong trường hợp các bệnh thấp khớp. Thoạt đầu tiên cầu khuẩn ăn “thịt” răng như mối mọt ăn gỗ. Sau đó, hoặc chúng ranh mãnh lẻ xuống đánh phá amidan dưới vòm họng, và từ đó “hành quân” tìm diệt khớp xương (sơ đồ điển hình đối với sốt thấp khớp), hoặc bỏ qua vòm họng, đánh thẳng xuống khớp gối và khớp khuỷ tay, giống như trường hợp viêm nhiễm tự miễn dịch, Hang ổ bệnh lây nhiễm có thể thậm chí là những lỗ nhỏ trên nền men răng. Cơ thể lập tức khởi động quá trình sản xuất kháng nguyên chống lại kẻ thù – ngày khi chúng thâm nhập vào tuần hoàn máu. Tiếc rằng kháng nguyên thường nhầm chúng với tế bào của chính cơ thể và thay vì vô hiệu hóa mầm bệnh – đã tiêu diệt khớp xương.

sung nhuc rang
Sâu răng ảnh hưởng, tấn công đến cả cột sống, xương khớp.

Khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ chuyên về thấp khớp bao giờ cũng chỉ định tiến hành xét nghiệm máu, trong đó có kiểm tra ASO, tức đánh giá nồng độ những kháng nguyên tác chiến “nhầm lẫn” – antistreptolisin. Nồng độ ASO cao bất thường chứng tỏ cơ thể đã bị nhiễm bệnh. Thực tế liên cầu khuẩn – thủ phạm phá hủy răng còn có thểm làm rối loạn hệ đề kháng, gián tiếp gây ra bệnh vẩy nến, tiểu đường dạng 1 và viêm tuyến giáp tự miễn dịch

Vậy nên đầu tiên hãy kiểm tra hàm răng – môt khi không may xuất hiện một trong những bệnh tự miễn dịch đã kể trên.

Viêm bàng quang

Tại nhiều quốc gia, số người bị viêm cầu thận chiếm tới 10% dân số, song chỉ dưới 50% trăm nạn nhân biết mình bị bệnh. Tại sao? Bởi bệnh nhiều năm tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Thế nên khi được phát hiện, không ít người đã phải đối mặt với sự cần thiết phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận. Trong khi tất cả bắt đầu rất “hiền lành”, thường là viêm họng, đôi lúc đau răng cùng tình trạng sâu răng nghiêm trọng. Thoạt tiên liên cầu khuẩn tấn công họng và vòm miệng. Sau đó chuyển xuống cầu thận. Khi bệnh tấn công ở dạng cấp (kèm sốt cao, đau vùng thắt lưng và đi tiểu ra máu), bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh và tai họa tưởng như đã qua. Tiếc rằng trong đa số trường hợp, đó chỉ là bề ngoài, bỏi viêm cầu thận rát thích tái phát, và kẻ thù giấu mặt đằng sau những tai hoạt tiếp sau chính là tình trạng sâu răng và bệnh nha chu.

Thế nên với bệnh nhân viêm thận bị nghi ngờ có vấn đề về răng miệng trwosc khi bắt tay điều trị – bác sĩ tiết niệu giàu kinh nghiệm bao giờ cũng giới thiệu đối tượng tìm gặp bác sĩ nha khoa. Bởi chuyên gia biết rằng thuốc kháng sinh chỉ có thể giải quyết phần ngọn, chưa thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Nếu không chữa trị dứt điểm bệnh răng miệng, nguy cơ tái phát viêm thận chỉ còn vấn đề thời gian.

Dự định sinh con? Trước tiên hãy chữa sâu răng

Thực tế nghiên cứu đã chứng minh, liên cầu khuẩn ở người mẹ tương lai không chỉ có thể tấn công tim hoặc thận mà cả âm đạo của đối tượng – bệnh lý thường diễn ra không để lộ triệu chứng. Và đứa con có thể bị lây nhiễm tỏng lúc chào đời (nếu người mẹ đẻ theo cách tự nhiên). Thế nên theo giới chuyên gia, cần lấy mẫu vật phẩm, để phát hiện liên cầu khuẩn và điều trị bằng kháng sinh (nếu kết quả xét nghiệm dương tính), thậm chí trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.

mang thai bi sau rang
Nếu dự định mang thai, hãy chắc chắn bạn không bị sâu răng!

Sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng nếu phụ nữ dự định sinh con không chữa trị dứt điểm tình trạng sâu răng và các bệnh nướu – lợi. Vi trùng lưu cữu trong vòm miệng có thể gây viêm cơ quan sinh dục. Nếu tình trạng này kéo dài, trong vòi trứng có thể xuất hiện những vết sẹo à lở loét và cùng với thời gian sẽ dẫn đến kết cục tắc vòi trứng, thậm chí là vô sinh.

Thiếu răng và đau dạ dày

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tổng kết, 80% đàn ông và 50% phụ nữ nuốt những miếng ăn quá to thường gặp rắc rối với sức khỏe, trong đó có bệnh đau dạ dày và béo phì. Bởi chỉ cần thiếu răng số 6, số 7 để không thể nhai kỹ miếng thịt, miếng rau hoặc hoa quả. Những mẩu thức ăn quá to tụt xuống dạ dày sẽ bị dính vào thành cơ quan này và thường phải chờ đợi thời gian dài – trước khi được tiêu hóa. Dịch tiêu hóa giàu axit muối tiết ra trong thời gian quá dài có thể dẫn đến tình trạng ợ nóng hoặc những tổn thương nhỏ niêm mạc dạ dày. Đó chính là bước mở đầu tiến đến viêm, loét dạ dày.

Xem thêm về tác hại của sâu răng tại đây