Elvis Presley – Vua của Rock’n roll và 40 năm sau ngày mất

chan dung elvis presley

Lễ kỷ niệm ngày mất của “Vua nhạc rock” Elvis Presley thường được tổ chức vào ngày 8 tháng 8 hàng năm, với buổi trình diễn nhạc mà mọi người tham dự đều yên lặng tưởng niệm. Những ngày kế tiếp là các cuộc chia buồn, cuộc thi chọn người giống Elvis nhất và các “đại nhạc hội” dưới ánh sáng laser tân kỳ muôn màu… Trong đêm 15 rạng sáng 16/8 là phần xúc động nhất: dòng người đông đảo (cỏ năm lên tới 150 ngàn người) lặng lẽ tiến về Graceland, mỗi người cầm một cây nến trên tay như trong các cuộc hành hương tôn giáo thực thụ.

vua nhac rock n roll
Chân dung Elvis Presley

Graceland là địa danh huyền thoại có ngôi biệt thự của Elvis Presley, nay là tòa bảo tàng nổi tiếng về anh: hàng loạt các căn phòng ken dày các đồ vật dát vàng, những chùm đèn pha lê lộng lẫy, rồi các bộ quần áo “quỷ quá” của “vua” cũng được trưng bày nơi đây, và cả 41 chiếc đĩa hát vàng nữa. Chốn này có một khu mộ nhỏ – “khuôn viên để suy niệm” – nơi những người ngưỡng mộ Elvis Presley tới đặt hoa viếng anh. Họ đến đây chỉ vì một mục đích duy nhất: tôn thờ Elvis Aaron Presley – “vị vua của rock’n roll”, người được chôn tại chốn này cách đây gần 4 thập niên, sau khi đã dùng một lượng cocktail lớn pha trộn giữa chất kích thích và thuốc an thần. Anh trút hơi thở cuối cùng vì sự buồn chán trong phòng tắm tại chính căn nhà này, vào ngày 16-08-1977.

chan dung elvis presley
Vua nhạc Rock’n Roll thế giới

Trung bình có khoảng nửa triệu lượt người mỗi năm từ khắp nọi nơi trên thế giới đã đến Graceland. Bất cứ ai trong số họ cũng biết Elvis Presley từng bị coi là kẻ nghiện thuốc phiện nặng, cũng như là “biển tượng của thứ sex bệnh hoạn”… Nhưng huyền thoại về Elvis Presley vẫn vượt lên trên tất cả. Và ai cũng biết rằng trong thập niên 1950, anh là người hùng phản diện của xã hội Mỹ, đối xứng với nhân vật cao bồi John Wayne. Có thể do tính chất “phản diện và đối xứng” này đã biến Elvis Presley thành hình mẫu cho cả một thế hệ, thậm chí cho cả nhiều thế hệ tiếp nối nữa.

Nhà văn nổi tiếng Peter Ulf nhận định: “Bây giờ người ta vẫn luôn nói về hiểm họa hạt nhân. Chính điều này đã trở thành lý do sinh ra dòng âm nhạc rock’n roll trong những năm 1950. Bom nguyên tử đã đẻ ra những “nguyên mẫu” như Marlon Brando và James Dean. Nó là nguyên nhân khiến giới trẻ bắt đầu thể hiện một cách cuồng nộ những mong muốn của mình, và chính Elvis đã biến thành hiện thân của họ”. Còn Bruce Springteen, ca sĩ nhạc pop nổi danh, người chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Elvis Presley, quả quyết: “Không có một người nào như Elvis nữa. Mọi sự khởi dầu và kết thúc từ anh!”.

Một nhà phê bình âm nhạc có uy tín khi ấy đã viết: Elvis lao động cật lực cả giờ đồng hồ, mồ hôi nhễ nhại, nhảy nhót – di chuyển liên tục trên sàn diễn, hát du dương và hét ầm ĩ cho tới khi kết thúc 20 ca khúc trong chương trình. Đây không chỉ là một ca sĩ có tài với thể lực phi thường mà còn là một thực thể hơn thế: một khối từ tính thu hút tất cả – toát ra từ mỗi đường nét chuyển động cũng như từ mỗi âm giọng trong anh”

Trong đêm giao thừa năm 1075, Elvis hát trước 6 vạn người ở Michigan, xô đẩy mọi người vào dòng thác nhạc sôi động…Nhưng anh đột ngột ra về hướng Đại lộ Hoàng Hôn – con đường phủ đầy những nỗi vinh quang cũng như những niềm thất vọng, với tình yêu lớn để lại sự trống vắng bởi những lý do vô hình.