10 Phát minh dự đoán sẽ thay đổi cuộc sống tương lai

Trang trại của tương lai

Trồng cây lương thực ngay giữa thành phố không còn là ý tưởng kỳ quặc nhờ những tháp trang trại khổng lồ. Công ty Valcent ở Texas (Mỹ) khai triển một trang trại không cần đất, nơi đó cây mọc trên những tầng xoay. Sự xoay vòng này giúp cung cấp ánh sáng và các yếu tố cần thiết cho cây. Hệ thống xếp chồng lên nhau giúp giảm đáng kể sự lãng phí nước, ngược với các trang trại cổ điển. Nhũng tháp canh nông này có thể cung cấp thực phẩm bổ sung mà không cần sử dụng đất mới. Một ý tưởng đáng lưu ý trong bảo vệ rừng nhiệt đới.

Bảng thu năng lượng mặt trời trên biển

Sau tháp quang điện và cánh đồng quang điện, nay lại có thêm những đảo quang điện. Đó là ý tưởng của công ty Nolaris. Những đảo hợp thành bởi những bảng thu năng lượng mặt trời, đường kính khoảng 80m, đặt trên gối khí khiến đảo nổi trên mặt biển. Các tia nắng qui tụ trên những ống chứa đầy nước. Hơi nước sinh ra làm quay các tuabin tạo ra điện. Đảo di chuyển theo quĩ đạo của mặt trời bằng cách tự xoay. Một mẫu đang được lắp đặt ở Ras-al-Klayma, ngoài khơi Dubai, cách bờ biển 100km, dự định sản xuất 1,2 GWh mỗi năm.

Vi khuẩn sinh điện

Giáo sư Derek Lovely và nhóm của ông tại Đại học Massachusetts, ở Amberst (Mỹ) đã tạo một gốc Geobacter, hiệu quả gấp 8 lần gốc căn bản. Gốc này phân hủy chất hữu cơ hiện diện trong nước thải và bùn, biến chúng thành năng lượng. Chỉ còn việc chế tạo một pin với chất nền là vi khuẩn này để sản xuất điện sạch và năng suất cao.

“20.000 dặm dưới đáy biển” theo kiểu Branson

Sir Richard Branson, tỷ phú người Anh, xem ra không thiếu những ý tưởng độc đáo. Sau cuộc khai trương của máy bay không gian Virgin Gal-axy, giờ đây đến tàu ngầm du lịch Necker Nymph., dự định đưa du khách thám hiểm vẻ đẹp của đại dương ở độ sâu 10.000m. Mẫu DeepFlight Merlin được sáng chế bởi Graham Hawkes, thuộc công ty Hawkes Ocean Technologies. Tàu ngầm này dài 4,6m, có thể mang theo 3 người, tặng cho khách cái nhìn toàn cảnh 360 độ. Chi phí cho một tuần ở trên tàu là 25.000 USD.

Robot chim cánh cụt

Các kỹ sư thuộc xí nghiệp Festo (Đức) hiệu chỉnh một robot phỏng sinh dạng chim cánh cụt AquaPenguin. Robot nhỏ này bắt chước hoàn hảo động tác của chim cánh cụt. Robot cao 77cm nặng 9,8kg, di chuyển trong nước vơi tốc độ 5km/giờ, hoạt động tự chủ trong vòng 5 đến 6 giờ. Robot này dễ sử dụng, len lỏi vào những nơi rất hẹp để dò đường, tìm hiểu hiện trường, nhanh chóng chuyển hướng khi cần. Nhờ hệ thống radar 3D tương cận với cấu trúc định vị của cá heo hay dơi, những robot hoạt động dưới nước này có thể bơi thành đàn mà không gặp trở ngại gì.

 

 

Máy bay n kỳ một chỗ

Mark Moore, kỹ sư của NASA, vừa thiềt kế máy bay một chỗ ngồi Puffin, cất cảnh theo chiều thẳng đứng rồi chuyển sang bay theo vị thế nằm ngang. Kiểu bay này rất được các nhà quân sự quan tâm vì thích hợp với những phi vụ thám sát hay định vị một cách kín đáo. Máy bay được làm bằng carbon, nặng 180kg, dài 3,7m, sải cánh 4, lm. Với 2 chong chóng rotor nối với một động cơ 60 CV, máy bay có thể đạt tốc độ tuần tra 225km/giờ ở độ cao 9.000m. Kỷ lục tốc độ là 480km/giờ.

Tháp gió 360 độ

Công ty Zena System (Nhật) thiết kế một tháp có đáy hình lục giác có khả năng sản xuất điện bằng sức gió: Wind Tour 360. Tháp này có lẽ sẽ thay thế những động cơ gió khổng lồ trên các cánh đồng. Tháo cao 50m, thu gió bằng cách mở các cánh của vào bên trong. Gió ùa vào sẽ tập trung ở đáy tháp, làm quay các tuabin khổng lồ đặt ở đây, khiến sản xuất ra điện. Tháp gió này đang được lắp đặt ở đảo Kyushu, dự tính sản xuất gần 5 mega watts điện.

Mắt nhân tạo cho người khiếm thị

Những nhà nghiên cứu thuộc Viện công nghệ Massachusetts họp tác với nhưng nhà khoa học thuộc Đại học Boston chế tạo một mắt phỏng sinh, có thể làm thay đổi cuộc sống của những người mù. Một mạch bằng titane được ghép vào nhãn cầu của bệnh nhân. Người này đeo cặp kính được trang bị một caméra nhỏ, truyền hình ảnh trực tiếp đến mạch ghép, rồi được gửi lên não. Hệ thống này không giúp người mù tìm lại hoàn toàn thị lực, nhưng nhận biết được các gương mặt và di chuyên một mình không cần trợ giúp.

Bàn tay nhân tạo được điều khiển bởi dây thần kinh người

Chi giả đạt nhiều bước tiến mỗi năm. Chẳng hạn bàn tay nhân tạo được thiết kế bởi một nhóm nhà nghiên cứu thuộc khoa sinh y học ở Roma. Bàn tay này đáp ứng trước mọi kích thích sinh ra từ dây thần kinh của chi bị cụt. Cánh tay của nạn nhân được cấy những điện cực li ti mảnh như sợi tóc. Để thực hiện một động tác đơn giản, luồng thần kinh được các điện cực thu rồi gửi đến máy tính, máy mô tả tín hiệu rồi gửi lệnh cho bàn tay. Bàn tay giả này vẫn đang ở giai đoạn mẫu, còn rất nặng (gần 2 kilô), cần phải cải tiến để trở nên nhẹ hơn mới có thể tung ra thị trường.

Muỗi tiêm chủng ngừa sốt rét

Nhờ một côn trung thường gây bệnh sốt rét để tiêm chủng ngừa bệnh này, thoạt nghe tưởng như chuyện đùa. Làm cách nào mà muôi anophèle, mang ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh, lại có thể giúp ngăn bệnh này? Câu trả lợi đến từ người Nhật: Bằng cách biến đổi di truyền, các nhà khoa học cho ra muỗi anophèle mang vaccin tự nhiên chống bệnh sốt rét. Những tuyến nước bọt của muỗi sản xuất một phân tử hiệu quả chống sự phát triển của bệnh trong cơ thể. Protein này được truyền cho bệnh nhân ở mỗi lần chích và hoàn toàn miễn phí.

(Theo Science)