3 Công trình văn hóa đặc sắc nhất Đài Loan nên ghé thăm

du lich dai loan tu tuc

Đền thờ Khổng Tử

Đài Nam còn có ngôi đền thờ Khổng tử xưa nhất Đài Loan, một kiến trúc có từ thời hoàng đế Vĩnh Lịch (1646-1662). Dưới thời nhà Thanh, ngôi đền này cũng là trường học cao cấp nhất Đài Loan. Sau nhiều lần tu bổ trong suốt 3 thế kỷ qua, giờ đây ngôi đền này là kiến trúc đậm nét truyền thống nhất của miền nam Phúc Kiến.

Trong sảnh Đại Thừa của đền có một tấm biển mang dòng chữ: “Khổng Tử, vị thầy tối thượng”. Dưới những cây đà ngang treo lủng lẳng các tấm bia đề tặng của 8 vị hoàng đế nhà Thanh, trong đó có Khang Hi, Càn Long và Quang Tự.

du lich dai loan tu tuc
Đền thờ Khổng Tử ở Đài Loan

Trường tiểu học Trung Nghĩa chỉ cách ngôi đền 1 bức tường. Mỗi buổi trưa, những học sinh được tuyển chọn trong khối lớp 6 miệt mài tập luyện “lục nghệ”: lễ, nhạc, xạ, ngư, thư, số (lễ nghi, âm nhạc, bắn cung, điều khiển chiến xa ngựa kéo, thư pháp và toán). Các môn này phù hợp với châm ngôn của Khổng Tử: “Vừa giỏi văn vừa giỏi võ, vừa có khí tiết vừa có tài năng”. Sinh hoạt đầu tiên của học sinh khi bước chân vào trường là tham quan đền Khổng Tử. Nhiều học sinh hãnh diện vì lóp học của mình nằm cạnh ngôi đền nổi tiếng đó.

du lich dai loan tiet kiem

Sân khấu ca kịch truyền thống Gezai

Gezai là sân khấu ca kịch truyền thống rất nổi tiếng đối với người dân Đài Loan. Loại hình nghệ thuật này có nguồn gốc ở I-Lan (vùng đông bắc của đảo), là loại ca kịch gốc Đài Loan duy nhất trong số 360 loại hình sân khâu dàn gian ở Trung Quốc. Vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, những người dân gốc Chu Châu (tỉnh Phúc Kiến) đã mang đến Đài Loan 2 loại hình nghệ thuật jinge hay shuochang (ca và ngâm) và chegu (ca kịch đường phố). Sau đó chúng được thêm vào các yếu tố âm nhạc bản địa, và thế là đầu thế kỷ 20 sân khấu Gezai ra đời tại I-Lan.

tham quan dai loan
Tham quan sân khấu kịch đặc sắc nhất của Đài Loan – Gezai

Loại hình này được biểu diễn theo phương ngữ nam Phúc Kiến với những bài hát dân gian và ngâm nga. Trong thập niên 1920, kịch Gezai trở về Phúc Kiến để trở thành một sân khấu trình diễn kịch nghệ địa phương. Năm 1990, huyện I-Lan lập ra Bảo tàng Kịch nghệ Đài Loan, đặc biệt giới thiệu về kịch Gezai, xuất xứ và những đặc điểm nghệ thuật của nó. Bà Trịnh Anh Trúc, làm việc tại Phòng Văn hóa huyện I-Lan, sau khi  tốt nghiệp đại học đã học trong 10 năm về Gezai từ những nghệ sĩ lão thành. “Giới trẻ có trọng trách lưu truyền văn hóa và họ phải bắt đầu từ cái cơ bản nhất” – bà nhận định. Từ năm 2002, dưới sự kêu gọi của nhiều người, kể cả bà Trịnh, Bảo tàng Kịch nghệ Đài Loan đã mở những lớp dạy và nghiên cửu về kịch Gezai. ở miền trung tây Đài Loan, thị trấn Lữ Khang nổi tiếng về đồ thủ công như tủ bàn, tượng, đồ thiếc và đèn lồng. Nổi tiếng đến mức trước thập niên 1970 và 1980, nếu cô dâu có của hồi môn là bàn ghế làm tại Lữ Khang thì rất có giá trị.

Khu phố đèn lồng giấy

Trên đường Trung Sơn của thị trấn, cửa hiệu đèn lồng của ông Ngô Đôn Hữu được rất nhiều người biết đến. Đèn lồng bằng giấy, lớn nhỏ và đủ mọi hình dạng, được treo đầy bên trong và cả bên ngoài cửa hiệu. “Tôi đã học nghề một cách lén lút, không có thầy dạy” – ông Wu thổ lộ. Ông cụ 86 tuổi này có sức khỏe bằng thép, linh hoạt và rất khôi hài. Bị lãng tai từ năm 13 tuổi do chiến tranh, nhờ tài năng và nghị lực phi thường mà ông trở thành một nghệ nhân lão luyện trong nghề làm lồng đèn.

Nghề làm lồng đèn được chia làm 2 trường phái, đều xuất xứ từ tỉnh Phúc Kiến: trường phái Phúc Châu và trường phái Quyền Châu. Sự khác biệt giữa 2 trường phái là ở cái sườn của đèn. Đèn lồng của Quyền Châu dễ mang đi và có thể xếp lại như một cái ô. Đèn Phúc Châu có sườn cứng cáp, phần lớn được làm bằng tre già 5 năm hoặc hơn. Đèn sẽ không bị biến dạng trong 50 năm. Đèn lồng của dòng họ Ngô Đôn Hữu tuân theo phong cách cũ với các họa tiết tinh xảo và chăm chút hơn xưa. Ông Ngô vẽ đèn bằng tay từ 60 năm nay và không nhớ được số lượng sản phẩm của mình, nhưng ông thích vẽ rồng nhất. Giờ đây 2 người con lớn thay ông trông coi cửa hiệu trong khi ông đến các trường học hay lễ hội dân gian để dạy nghề. Nhờ ông, hiện nay Đài Loan có khoảng 10.000 nghệ nhân làm đèn lồng. Trong suốt sự nghiệp 60 năm, ông Ngô đã nhận được rất nhiêu giải thưởng và danh hiệu có ý nghĩa nhất là giải “Lưu truyền Nghệ thuật Quốc gia”. Đối với ông, văn hóa truyền thống nổi bật bới sự phong phú và tinh tế, mang một sắc thái đặc thù.