7 điều cần làm để chăm sóc tóc tốt tại nhà

Một mái tóc suôn mềm, khỏe mạnh sẽ giúp bạn thêm tự tin mỗi khi đi ra ngoài. Bạn cũng thoải mái bung xõa, tạo dáng các kiểu khi chụp ảnh selfie. Cái gì muốn đẹp thì bạn cần phải “đầu tư” cho nó, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ 7 điều cần làm để chăm sóc tóc tại nhà. 

1. Lựa chọn dầu gội đầu phù hợp với từng loại tóc 

chăm soc tóc

Để chăm sóc tóc và da đầu của mình tốt, bạn phải biết thuộc loại nào. Các chuyên gia chia tóc ra làm các loại dưới đây, mọi người tham khảo để biết tóc mình thuộc loại nào nhé.

  • Tóc thường: loại tóc này cũng không nhiều dầu, cũng không bị khô. 
  • Tóc dầu: loại tóc này bạn sờ vào thì cảm giác bết, dính thành từng chùm nhỏ với nhau. Khi bạn dùng ngón tay vuốt tóc thì sẽ thấy trơn trượt. Loại tóc này khiến cho da dầu rất dễ bị gàu, và tóc trông bóng sau khi gội khoảng 2 ngày.
  • Tóc khô: loại tóc này màu không sáng và không bóng, nhìn xơ và dễ bị gãy. Nhiều người ví tóc trông như một “đống rơm”.  Tóc khô cũng dễ xỉn màu và ngọn tóc dễ bị khô và chẻ ngọn.
  • Tóc hỗn hợp: đây là loại tóc kết hợp giữa tóc khô và dầu. Phần chân tóc thì nhiều dầu, còn phần đuôi tóc thì khô và dễ bị chẻ ngọn. 

Với tóc dầu-da đầu bị gàu nên ưu tiên chọn loại dầu gội từ thiên nhiên. Khi chọn dầu gội hãy nhìn thành phần trên nhãn tránh xa dầu gội có chứa chất silicone, bởi chất này sẽ làm cho da đầu tiết ra nhiều dầu hơn và bị ngứa.

Với chăm sóc tóc khô xơ mọi người chọn những loại dầu gội có thành phần Natri Sunfat, có chứa thêm thành phần dầu dừa. Loại dầu này sẽ giúp giữ ẩm cho tóc được tốt hơn. 

Đối với da dầu hỗn hợp, lựa chọn sản phẩm dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cao nhất. Sẽ giúp giảm tiết dầu và phục hồi tóc.

Nếu mọi người chọn dầu gội không phù hợp với loại da dầu của mình thì dễ bị gàu ngứa, bết dính nặng hơn. Nên để chăm sóc tóc mọi người hãy chú ý điều này nhé!

2. Gội đầu khi cần thiết và để tóc khô tự nhiên

Gội đầu tưởng chừng như là việc đơn giản, nhưng có tác dụng chăm sóc tóc rất tốt. Nhiều người có thói quen gội đầu hằng ngày, để cho da đầu sạch và cảm giác thoải mái. Nhưng nếu mọi người gội đầu hằng ngày sẽ khiến cho tóc mất đi lượng dầu tự nhiên, gây ra gàu và thậm chí gây rụng tóc. 

Tốt nhất cách khoảng 1-2 ngày mọi người gội đầu một lần để tóc được nghỉ ngơi, tiết ra dầu tự nhiên, nuôi tóc tự nhiên, giúp tóc bóng mượt hơn.

2.1 Dưới đây là các bước gội đầu đúng cách: 

  • Bước 1: Dùng lược chải nhẹ từ ngọn tóc đến thân tóc trước khi gội để gỡ rối, không chải quá mạnh tránh làm đứt gãy tóc. 
  • Bước 2: Làm ẩm tóc bằng nước ấm- giúp mở lớp biểu bì trên tóc, để thấm dưỡng chất tốt hơn.
  • Bước 3: Cho dầu gội ra lòng bàn tay, xoa rồi mới thoa lên trên lòng bàn tay. 
  • Bước 4: Dùng phần thịt ở đầu ngón tay massage da đầu nhẹ nhàng.
  • Bước 5: Xả sạch tóc bằng nước và thoa dầu xả lên tóc. Bằng cách cho dầu xả lên tay vuốt từ thân lên ngọn. Sau đó để khoảng 30 phút rồi mới xả với nước.
  • Bước 6: Xả sạch dầu xả với nước mát để khoá lớp biểu bì trên tóc lại, giúp giữ ẩm cho tóc.
  • Bước 7: Dùng khăn chấm lau nhẹ nhàng, vì lúc này tóc ướt rất yếu ướt, dễ bị gãy. 

Nếu tóc bạn mỏng, ngắn thì tốt nhất nên để khô tự nhiên để bảo vệ mái tóc của mình. Còn nếu tóc dày, muốn khô nhanh thì có thể sử dụng máy sấy. Tuy nhiên khi sấy không nên để nhiệt độ quá cao và vòi sấy quá gần tóc. Tác động nhiệt sẽ làm tóc bạn hư tổn, dễ gãy rụng.

Mẹo: Chăm sóc tóc uốn giúp giữ nếp lâu tại nhà

2.2 Lịch gội đầu cho các loại tóc

  • Thứ 2: Gội đầu và sử dụng dầu xả
  • Thứ 4: Dầu gội và sử dụng dầu dưỡng
  • Thứ 6: Gội đầu và sử dụng dầu xả
  • Chủ nhật: Gội đầu và sử dụng dầu dưỡng

3. Cách chải tóc và lựa chọn lược chải tóc phù hợp

chăm soc tóc

3.1 Chải tóc thế nào cho đúng

Không nên chải 1 lượt từ chân tóc đến ngọn vì rất dễ gây rụng tóc nếu gặp cụm tóc rối. 

Tốt nhất bạn chia tóc ra từng phần nhỏ, dùng tay cầm phần đuôi tóc, rồi dùng lược chải gỡ rối phần đuôi trước. Tiếp đến chia tóc thành từng phần chải thẳng từ đầu chân tóc đến ngọn cho tóc thẳng mượt. 

Lưu ý: Không chải tóc khi tóc còn ướt, vì khi gội đầu, lỗ chân lông ở da đầu sẽ nở ra, nếu gặp lực mạnh sẽ khiến tóc dễ bị hư tổn, gãy rụng. Một ngày chỉ nên chải tốt đa 2-3 lần để tránh làm tóc bị hư tổn.

3.2 Tránh để lược bẩn 

Khi chải tóc, dầu nhờn, bụi bẩn, gel tóc sẽ bám lại trên răng lược, nếu không vệ sinh sẽ khiến cho da đầu bị gàu, ngứa, kích ứng và có thể gây các bệnh về da dầu.

Mọi người hãy vệ sinh lược thường xuyên. Đầu tiên hãy gỡ hết tóc gãy rụng ra khỏi lược. Lấy thau nước ấm cho ít dầu gội vào khuấy, rồi cho lược vào ngâm khoảng 15-20 phút. Tiếp đến dùng bàn chải đánh răng chà và rửa sạch. Vệ sinh lược tuy nhỏ, nhưng sẽ tác động tích cực đến việc chăm sóc tóc.

3.3 Cách chọn lược chải tóc phù hợp

  • Đối với tóc dài: chăm sóc tóc dài hay bị xơ rối phần đuôi, hãy thử dùng loại lược có lớp lông chải bằng sợi nylon giúp phần răng có khả năng tiếp xúc tốt hơn vào các điểm rối trên mái tóc mà không lo gây gãy rụng.
  • Tóc xoăn: hãy sử dụng lược răng thưa, lược tròn có thể giúp tạo kiểu theo đúng phần nếp đã uốn trước đó cũng như tăng thêm độ mềm mượt tự nhiên. Ngoài ra lược tròn có thể sử dụng sấy tóc đưa tóc vào nếp uốn như ban đầu.
  • Tóc mỏng: những người sở hữu mái tóc mỏng nên sử dụng kiểu lược đánh rối hình dáng thon, dài.
  • Xem thêm: Tóc trở nên chắc khỏe với cách chăm sóc tóc mỏng và yếu hiệu quả tại nhà

4. Không buộc tóc quá chặt 

Nhiều người buộc tóc chặt sát da đầu, hay tết tóc chặt sẽ khiến cho nang tóc bị kéo căng, làm cho chân tóc trở nên yếu đi. Lâu ngày gây nên tình trạng gãy rụng, thậm chí để lại sẹo ở nang tóc, kiến cho tóc con khó mọc lại. 

Tốt nhật bạn buộc tóc gọn gàng nhưng buộc vừa phải, không quá chặt, khi đi ngủ bạn nên mở ra để tóc được nghỉ ngơi.

5. Cắt tóc và điều trị dưỡng ẩm cho tóc định kỳ

Cắt tóc định kỳ sẽ giúp loại bỏ tóc ngọn khô, xơ chẻ ngọn. Còn điều trị dưỡng ẩm sẽ giúp tóc được cung cấp đủ độ ẩm, hạn chế sự khô xơ, gãy rụng. Đồng thời có được mái tóc chắc khỏe, bóng mượt tự nhiên.

6. Hạn chế nhuộm và tạo kiểu tóc bằng hóa chất

chăm soc tóc

Nhuộm tóc, uốn khiến tóc chịu tác động của hoá chất và nhiệt độ làm cho nang tóc yếu hơn, từ đó dễ dẫn đến gãy rụng.

Còn nếu muốn uốn nhuộm thì mọi người hãy thì phải dành thời gian để phục hồi và dưỡng tóc.

Xem thêm: Bật mí cách chăm sóc tóc nhuộm không bị khô và bền màu tại nhà

7. Chế độ ăn uống giúp tóc chắc khỏe 

Để chăm sóc tóc khỏe mọi người cần có chế độ ăn uống đầy đủ nhóm chất đạm, béo, vitamin & khoáng chất, chất xơ. Đặc biệt cần chú ý bổ sung các loại vitamin khoáng chất dưới đây:

  • Thực phẩm chứa biotin: Gan, khoai lang, nấm, chuối,..
  • Thực phẩm chứa vitamin H : Lòng đỏ trứng, thịt nội tạng (gan, thận), các loại hạt: Hạnh nhân, đậu phộng, óc chó, bơ,…
  • Thực phẩm chứa vitamin A: Dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, rau bina, ớt chuông, ớt ngọt, xoài,…
  • Thực phẩm chứa vitamin E: Hạt hướng dương, đậu phộng, hạnh nhân, măng tây, bí đỏ,…

Hy vọng với chia sẻ trên về cách chăm sóc tóc tại nhà, sẽ giúp mọi người hiểu hơn về mái tóc của mình và chăm sóc, dưỡng tóc đúng cách.