Bảo quản thực phẩm đúng cách giúp giữ lâu mùa dịch

Để phòng dịch bệnh mọi người hạn chế đi chợ, siêu thị, nên mỗi lần đi thường mua thực phẩm với số lượng lớn về bảo quản dùng dần. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản thì dễ dẫn đến hư hỏng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ mọi người cách bảo quản thực phẩm giữ được lâu, an toàn. 

1. Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh

Cách bảo quản thịt heo

Thịt lợn sau khi mua về, mọi người rửa thật sạch, sau đó để úp miếng thịt xuống rổ để cho thật ráo nước. Sau đó cắt ra từng miếng vừa ăn theo nhu cầu của gia đình mình. 

Tiếp đến mọi người cho từng miếng thịt vào túi zip hoặc túi nilon, khoá chặt miệng bao rồi xếp các túi thịt vào hộp và để ngăn đông tủ lạnh. Khi lấy ra dùng thì tối hôm trước mọi người lấy thịt cho xuống ngăn lạnh, rồi hôm sau lấy ra rã đông và chế biến. 

bảo quản thịt heo

Có một mẹo nửa để bảo quản thịt được lâu là mọi người sử dụng nước cốt chanh và dầu ăn. Dầu ăn sẽ giúp thịt tươi ngon, còn nước chanh sẽ giúp khử khuẩn và tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong thịt. Thịt sau khi rửa sạch mọi người dùng khăn giấy ăn hoặc khăn sạch để lau khô miếng thịt. Tiếp đến dùng cọ quét lớp dầu ăn lên thịt, tiếp đến quét lớp nước cốt chanh rồi cho vào túi và bảo quản trong ngăn đông.

Cách bảo quản thịt gà, thịt vịt

Bảo quản thịt gà: thịt gà sống nguyên con sau khi mua về mọi người rửa sạch, để cho ráo nước. Tiếp đến dùng màng bọc thực phẩm bọc kín gà lại, sau đó cho vào hộp rồi để trong ngăn đông tủ lạnh. Nếu mỗi lần sử dụng không hết một con thì mọi người phần thịt gà thành từng miếng, rồi cho vào từng túi riêng, đặt vào hộp đậy nắp lại và để ngăn đông để bảo quản. 

bảo quản thịt gà

Bảo quản thịt vịt: mọi người rửa sạch vịt. Sau đó cho rượu trắng và muối vào chén khuấy đều, thoa hỗn hợp này lên thịt vịt. Tiếp đến cắt thịt vịt ra thành phần theo nhu cầu sử dụng, cho vào túi, rồi để trong hộp và cho vào tủ đông để bảo quản. 

Cách bảo quản trứng 

Trứng có thể nói là thực phẩm mọi người mua về trữ khá nhiều trong mùa dịch bởi tiện dễ chế biến và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chúng tôi xin chia sẻ mọi người cách bảo quản thực phẩm này. 

Bảo quản trứng bên ngoài: mọi người  lấy một hộp cát tông, cho trấu vào, sau đó đặt trứng vào bảo quản. 

Bảo quản trong tủ lạnh: Mọi người để nguyên trứng trong khay khi mua về, nhớ là đầu tròn hướng lên phía trên, đầu nhọn hướng xuống phía dưới, rồi đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh. Tránh để trứng với những thực phẩm có mùi mạnh vì trứng dễ hấp thụ mùi vào bên trong. 

Ngoài ra mọi người lấy khăn lau sạch bên ngoài của quả trứng, sau đó để ráo rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc trứng lại từng quả một, hoặc có thể cho trứng vào túi zip rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh.

2. Cách bảo quản thực phẩm rau củ

Rau củ là thực phẩm không thể thiếu trong mùa dịch và cần phải bảo quản cẩn thận nếu không sẽ rất dễ bị hỏng. 

bảo quản rau cũ

Cách bảo quản rau muống, rau cải, rau mồng tơi:

Với rau muống, rau cải, mồng tơi,…mọi người lặt bỏ những lá hư hỏng, cắt bỏ phần gốc già. Sau đó rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước. 

Sau đó mọi người dùng khăn giấy ăn hoặc khăn vải sạch gói kín lại, cho vào túi hoặc hộp rồi để ngăn mát tủ lạnh bảo quản. 

Bảo quản cà chua:

Cà chua mọi người dùng khăn giấy ăn gói lại, rồi dùng màng bọc thực phẩm gói từng trái cà chua lại, cho vào túi hoặc hộp để ngăn mát tủ lạnh. 

Bảo quản khổ qua:

Mọi người mổ dọc thân, tách hạt bên trong khổ qua ra, sau đó rửa sạch để ráo, rồi dùng giấy ăn hoặc giấy tập gói lại, xếp cho vào hộp để ngăn mát tủ lạnh bảo quản. 

Dưa leo, cà rốt, cà tím mọi người cũng có thể làm tương tự, gói lại rồi cho vào hộp hoặc túi bảo quản ở ngăn mát. 

Bảo quản khoai lang, khoai tây: mọi người thấy thùng cát tông, cho vào lớp cát khô (cát ướt sẽ làm khoai mọc mầm), sau đó sắp củ khoai vào rồi phủ kín một lớp cát lên trên. 

3. Cách bảo quản các loại rau gia vị

Rau gia vị rất khó bảo quản, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ mọi người cách bảo quản thực phẩm này:

Rau quế:

Mọi người nên mua rau quế cành, sau đó lặt bỏ những lá già, hư, và cắt một xíu phần gốc của cành bỏ đi. Rửa qua nước nhẹ nhàng (không nên làm dập lá). Mọi người lấy một ly hoặc hủ cho nước vào khoảng 2cm và cắm rau quế vào.

Tiếp đến mọi người dùng túi ni lông bao phần trên của rau quê, để giữ ẩm cho rau (tuy nhiên không được trùm kín). Trong quá trình bảo quản 2 ngày mọi người thay nước 1 lần.

Sả:

Có rất nhiều cách bảo quản khác nhau mọi người có thể tham khảo. Cách 1 mọi người cắt 1 ít phần gốc sả và lột bỏ bẹ già đi, sau đó cắm sả vào ly nước (mực nước trong ly khoảng 2-3cm). Cách 2 mọi người sửa sả sạch, rồi dùng màng bọc thực phẩm gói lại và cho vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản. Cách 3 mọi người có thể băm hoặc xay sả nhỏ ra, sau đó cho vào túi zip dàn đều ra và khoá kín túi lại. Dùng cây đũa kẻ trên bao, chia sả thành từng phần bằng nhau theo nhu cầu sử dụng của gia đình mình, rồi để vào tủ đông. Khi nào cần sử dụng mọi người bẻ từng miếng lấy ra dùng rất dễ dàng.

Hành lá:

Đối với hành lá mọi người rửa sạch, để cho thật ráo nước sau đó thái nhỏ, rồi cho vào hộp để trong ngăn đông tủ lạnh bảo quản. Ngoài ra mọi người có thể để dùng giấy ăn gói hành lá lại, sau đó cho vào hộp, rồi để vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản. 

Rau ngò:

Mọi người rửa sạch để ráo nước, sau đó dùng giấy gói lại rồi cho vào hộp để vào tủ lạnh. Một cách bảo quản nửa là mọi người lặt bỏ lá hư, giữ phần gốc. Sau đó lấy ly nước hoặc hủ nước (mực nước khoảng 2 cm) cho vào xíu đường, rồi cho ngò rí vào sẽ để được rất lâu.

Cách bảo quản ớt, tỏi, chanh, gừng

Ớt:

Mọi người dùng giấy ăn gói kín lại rồi cho vào túi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Tỏi:

Mọi người cho tỏi còn nguyên vỏ vào rổ sau đó đem đi phơi nắng khô, rồi để nơi khô ráo thoáng mát bảo quản. Với cách này có thể bảo quản được 1 tháng. Ngoài ra mọi người có thể băm nhỏ tỏi, rồi cho vào hủ sạch sau đó cho dầu ăn vào ngập tỏi, để vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản. Khi nào cần sử dụng mọi người dùng muỗng sạch múc ra. 

Chanh:

Mọi người lấy một thau cát khô, sau đó cho chanh vào, rồi phủ thêm lớp cát khô lên trên cho kín. Cách này bảo quản chanh rất tốt mà lại giúp mọi người tiết kiệm được diện tích tủ lạnh. 

Gừng:

Gừng rửa sạch, cắt thành từng miếng theo nhu cầu chế biến, sau đó cho vào hộp rồi để vào tủ đông.

4. Cách bảo quản trái cây

Trái cây mọi người rửa sạch để ráo, rồi xếp vào hộp, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. 

bảo quản thực phẩm

Hy vọng với những chia sẻ cách bảo quản thực phẩm trên sẽ giúp mọi người luôn có được thực phẩm tươi trong mùa dịch, bữa cơm ăn gia đình đầy đủ dinh dưỡng.