Bé biếng ăn – nỗi lo trăn trở của nhiều bà mẹ

Trong số các mẹ đang đọc, có bao nhiêu người đã đang ngày đêm trăn trở về vấn đề cân nặng của con? Dù mẹ đã tuân theo rất nghiêm túc hướng dẫn dinh dưỡng của bác sĩ và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc con từ các mẹ khác nhưng con vẫn còi… Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của các mẹ.

Chậm phát triển, chậm lớn là một từ để mô tả tình trạng chứ không phải là một căn bệnh cụ thể.

Hầu hết các chẩn đoán về tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Bởi trong những năm đầu tiên của cuộc sống đó là giai đoạn quan trọng của sự phát triển thể chất và tinh thần. Sau khi sinh ra, não của một đứa trẻ phát triển nhiều trong năm đầu tiên, nếu trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém thì điều này vô tình sẽ tác động tiêu cực về tâm sinh lý trong tương lai.

Hầu hết các bé tăng gấp đôi trọng lượng chỉ sau 4 tháng khi ra đời và tăng gấp ba lần trọng lượng đó khi bé được 1 tuổi. Những bé phát triển chậm sẽ không thể đáp ứng được những con số này.

Dấu hiệu bé chậm lớn

Ngoài cân nặng, dấu hiệu để nhận biết con không chịu lớn như sau:

Con thờ ơ với môi trường xung quanh, gọi không chú ý.

Con tránh nhìn trực diện vào người khác.

Bé luôn cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc.

Bé không đạt được các mốc phát triển như những trẻ bình thường khác về ngồi, bò, và nói chuyện.

Những nguyên nhân khiến bé chậm lớn

Yếu tố xã hội: Trong một số trường hợp, các bác sĩ không thể xác định được rõ nguyên nhân nhưng đa số là do các bà mẹ thiếu hiểu biết, bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ kém.

Liên quan tới bệnh tiêu hóa: Chúng bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tiêu chảy mãn tính, xơ nang, bệnh gan mãn tính và bệnh loét bao tử… Nếu bị xơ nang, bệnh gan mãn tính, trẻ không thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng dù ăn rất nhiều.

Bé không thể dung nạp đạm sữa: Điều này có thể gây khó khăn với việc bé hấp thụ các chất dinh dưỡng. Việc không dung nạp được đạm sữa sẽ khiến bé phải ăn kiêng, thực đơn ăn kiêng bao giờ cũng khiến sức khỏe của trẻ không được phát triển toàn diện được.

Điều trị

Trẻ em chậm lớn cần sự giúp đỡ của cha mẹ và bác sĩ. Nếu trong 2 tháng liên tiếp con có dấu hiệu biếng ăn, chậm tăng cân, bạn cần đưa con tới bệnh viện. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đánh giá nhu cầu ăn uống của trẻ.

Trong trường hợp thiếu dinh dưỡng, trẻ sẽ được điều trị thường xuyên tại nhà với sự theo dõi thăm khám của bác sĩ. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng thực phẩm gì, ăn lượng bao nhiêu cho bé là hợp lý.

Điều trị kéo dài bao lâu tùy vào cơ thể của từng bé. Dù rất muốn con tăng cân nhưng bạn cần hiểu rằng tăng cân cần phải có thời gian. Nếu bị chậm phát triển do một căn bệnh mãn tính hoặc rối loạn, có thể đứa trẻ đó phải được theo dõi định kỳ và điều trị lâu hơn.