Bệnh gút (thống phong) là bệnh viêm khớp gây ra bởi sự lắng đọng của tinh thể uran ở phần sụn khớp, gân, mô. Nguyên nhân là do ăn quá thừa chất đạm (purin) như ăn thịt chó, thịt heo, các loại cá như cá hồi, cá thu, tôm, cua, gan, tim, cật, lạp xưởng, đồ hộp,…

Thời trung cổ, bệnh gút được xem là “Bệnh của vua” vì chỉ có vua chúa mới ăn những thực phẩm cao cấp. Nó cũng là “Vua của các bệnh” vì bệnh thường xuất hiện ban đầu với những cơn đau ở các ngón cái dữ dội về đêm rồi tiến triển dần theo thời gian với nhiều biến chứng như sỏi thận, suy thận và dẫn đến tử vong. Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Thuốc điều trị gút là các thuốc giảm đau như acetaminophen (paracetamol), kháng viêm như indomethacin; cohchicine; corticosteroid và các thuốc làm hạ nồng độ axit uric trong máu như probenecid, allopurinol. Tuy nhiên, tất cả các thuốc này đều có những phản ứng phụ đi kèm như gây viêm loét bao tử, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, tổn thương gan, suy tủy và làm loãng xương.
Ngăn ngừa và phòng bệnh gút
Khi biết rõ nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều cách để chúng ta ngăn ngừa và phòng bệnh, trong đó cách đơn giản và hiệu quả nhất là lựa chọn và sử dụng một số thực phảm và thảo dược có lợi cho sức khỏe. Đối với những người đã có bệnh, việc sử dụng các thực phẩm này thêm trong khẩu phần ăn mỗi ngày cũng rất cần thiết.
Quả anh đào (cherries): loại quả chưa chứa hàm lượng vitamin C cao 12%, vitamin A, beta carotene bioflavonoids, anthocyanins là chất tạo cho quả có màu đỏ sậm chính là chất chống oxy hóa tế bào. Những lợi ích của quả anh đào là ngoài giá trị dinh dưỡng cao và phòng chống ung thư nó còn giúp giảm đau trong trường hợp viêm khớp và bệnh gút. Vitamin C rát hiệu quả trong việc làm giảm lượng axit uric trong máu, vì nó giúp cho thận dễ tái hấp thụ axit này để bài tiết qua nước tiểu, thay vì tích tụ trong các khớp xương và tạo thành các khối u ở khớp. Người bị gút mỗi ngày ăn tối thiểu ½ cân sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau. Tuy nhiên giá của loại quả này tương đối cao, vì vậy có thể sử dụng quả sơ ri Việt Nam, là một loại quả giàu vitamin C. Nước ép từ quả sơ ri thường được bổ sung để làm tăng hàm lượng vitamin C cho nước ép của nhiều loại quả khác. Một ly nước ép sơ ri 180ml có hàm lượng vitamin C tương đương 14 lít nước cam.

Quả dâu tây (Strawberries): Một chén dâu tây tương đương 144g chỉ cung cấp 45 clories nhưng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời về hàm lượng Vitamin C (82mg) và flavonoids. Riêng năm 2007 trên thế giới tiêu thụ 3.522.989 tấn dâu tây tươi, khô, hương liệu chủ yếu dùng cho các dạng thực phẩm chế biến như kem, yaourt, mức, bánh sữa,… Dâu tây gần như là một loại trái cây quen thuộc và phổ biến với mọi gia đình. Không chỉ làm đẹp da, chống lão hóa, Vitamin C trong dâu tây còn giúp ngăn ngừa bệnh gút rất hiệu quả.
Quả kiwi: Loại quả có nhiều vitamin A, C, E, giúp phòng chống nhiều bệnh. Quả Kiwi có nhiều dinh dưỡng, chứa nhiều kali và có hàm lượng vitamin C cao hơn Cam. Hạt Kiwi dùng để sản xuất dầu kiwi, là axit alfa linoleic (một loại axit béo omega-3) giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và chống ung thư. Có thể ăn quả tươi, trái cây hỗn hợp, trộn xà lách… tốt cho người bị gút.

Quả dứa (thơm): tên khoa học Ananas comusus, họ Dứa Bromeliacerae, trong thành phần có rất nhiều đường, axit hữu cơ như axit citric, axit malic, nhiều vitamin A, B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao (60%), nhiều khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin. Dịch chiết quả thơm có tính bổ dưỡng, dễ tiru, lợi tiểu, tẩy độc, chỉ định trong các bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu khoáng chất, xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gút. Dùng dịch ép tươi hoặc ăn quả chín.
Cây râu mèo (cây bông bạc): tên khoa học là Orthosiphon stamineus, họ hoa môi (Lamiaceae). Dùng lá và búp non phơi khô, trong lá có chứa chất orthosiphonin dễ tan trong nước, mùi thơm như chè, vị đắng nhẹ. Nước sắc râu mèo có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu, tăng lượng clorua, thúc đẩy sự bài tiết ure và axit uric trong nước tiểu, phòng ngừa bệnh gút. Còn được dùng làm thuốc chữa sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, viêm gan, vàng da. Ngày dùng 6-12g lá khô pha trong nửa lít nước, đun sôi chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn nóng, trước khi ăn cơm 15-20 phút. Dùng liên tiếp trong 8 ngày, sau đó nghỉ 2-4 ngày.

Cây trạch tả (cây mã đề nước): Alisma plantago-quatica, họ trạch tả alismataceae. Dùng rễ củ phơi khô, có chứa tinh dầu, chất nhựa, tinh bột và protit. Giống như râu mèo, nước sắc trạch tả cũng giúp tăng cường ure và axit uric đào thải trong nước tiểu; nó còn được dùng làm thuốc thông tiểu chữa thủ thũng, viêm thận và sỏi thận. Mỗi ngày dùng 10-20g, sắc uống.
Những điều cần lưu ý khi ăn uống điều trị bệnh gút
Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cũng như ngăn ngừa bệnh xuất hiện, nặng hơn cần chú ý các điều sau đây:
- Không ăn quá mức trong các bữa ăn.
- Không ăn những thức ăn có nhiều đạm, gồm đạm động vật (như đã kể trên) hoặc đạm thực vật như măng tây, các loại đậu, cám, bột yến mạch, mầm lúa mì, mạch nha, bánh mỳ, phomast, bí đỏ, đậu tương, khoai tây.
- Không sử dụng rượu, bia.. và các chất kích thích có cồn.
- Không ăn nhiều mỡ.
- Nên ăn thêm nhiều chất xơ, rau xanh.
- Nên bổ sung vitamin C 500mg khi cần thiết (nếu có loét dạ dày cẩn thận trong khi dùng)
- Nên dùng nhiều nước để tăng cường thải độc.
- Nên tập luyện thể thao vừa sức, giữ tinh thần thoải mái.
- Nên giảm béo từ từ, vì ở người bị gút béo phì thì nguy cơ bệnh tim mạch sẽ tăng cao.
- Nên khám chuyên khoa ngay khi thấy có dấu hiệu sưng đau ở khớp, không nên tự ý uống thuốc bừa bãi.