Các bước đơn giản giúp sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện nhất

Giá điện càng ngày càng tăng nên rất nhiều gia đình băn khoăn với vấn đề tiết kiệm điện năng. Vậy có cách nào để tiết điện khi sử dụng tủ lạnh hay sử dụng tủ lạnh nào tiết kiệm điện nhất,..? Đây là những câu hỏi mà nhiều người mong muốn được giải đáp bởi tủ lạnh là thiết bị tốn nhiều điện năng nhất. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Các bước đơn giản giúp sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện nhất

1. Tủ lạnh cần phải đặt vào chỗ thông gió, thoáng mát

Vị trí đặt tủ lạnh tốt nhất mà bạn nên chọn là nhưng nơi tránh góc nhà chật hẹp, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường chí ít là 10cm để bảo đảm thoát nhiệt. Đồng thời, để chống ẩm, bạn có thể kê tủ cách mặt đất hơn 5cm. Với vị trí đặt tủ lạnh như vậy thì bạn sẽ tiết kiệm được một lượng điện khá lớn bởi tránh nhiệt độ gây tản nhiệt cho tủ lạnh.

2. Hạn chế tắt/bật tủ lạnh

Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, để tiết kiệm điện, bạn nên hạn chế việc ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện và bật/tắt tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm mà rất nhiều gia đình mắc phải do suy nghĩ sẽ tiết kiệm điện hơn nếu làm thế này. Trừ trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ lạnh thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các vật dụng trong tủ lạnh trước.

3. Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Khi thực phẩm trữ lạnh trong tủ không nhiều, nên điều chỉnh cấp độ làm lạnh ở mức trung bình hoặc thấp sẽ tiết kiệm điện hơn. Đây là điều rất hiếm khi các gia đình chú ý đến. Bạn có thể sử dụng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lạnh với buồng giữ lạnh, nhiệt độ ở mức 7–8ºC là đạt, không cần thiết điều chỉnh độ lạnh tối đa. Với ngăn đông lạnh, điều chỉnh nhiệt độ ở mức -18ºC thay cho -22º là vừa đủ.

4.  Cho tủ lạnh nghỉ ngơi

Nếu bạn vẫn đang phân vân nên mua tủ lạnh nào tiết kiệm điện nhất, thì câu trả lời là bạn vẫn có thể sử dụng được tủ lạnh cũ một cách tiết kiệm tối đa nếu biết cách cho tủ lạnh nghỉ ngơi định kỳ. Tủ lạnh là thiết bị phải hoạt động 24/24 nên sau hai tuần chúng ta nên cho tủ lạnh nghỉ ngơi 15 – 30 phút, sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường. Song song với đó, sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ bằng cách đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ lạnh.

5. Vệ sinh đúng cách

Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn nên đưa thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ lạnh. Sau đó, dùng dụng cụ gồm: khăn sạch mềm kết hợp với xà phòng loãng để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong và các chi tiết của tủ lạnh. Cuối cùng là tráng lại bằng nước sạch và lau khô.

6. Tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ

Một điều nữa mà bạn cần lưu ý là tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ. Muốn như vậy thì tốt nhất nên sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô. Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở cửa tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.