du lich dai loan tiet kiem

Địa lý, lịch sử  và con người Đài Loan

Bao phủ một diện tích 36.000km², được chia thành 25 huyện và thành phố, Đài Loan có hơn 80 hòn đảo, kể cả đảo lớn Đài Loan. Hai phần ba đảo Đài Loan được bao quanh bởi những ngọn núi cao trong khi 1/3 còn lại là đồng bằng trải dài đến tận bờ biển phía tây. Ngọn núi Ali nổi tiếng là biểu tượng của phong cảnh Đài Loan. Do Bắc chí tuyến đi qua vùng trung tâm đất nước nên người dân hưởng được một khí hậu á nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới ở miền Nam.

du lich tu tuc dai loan
Ngắm phố Đài Bắc

Vào đầu thế kỷ XVII, người Tây Ban Nha và Hà Lan đã lần lượt xâm Á, lăng Đài Loan. Đến năm 1642, quân Tây Ban Nha bị quân Hà Lan tống cổ và Đài Loan trở thành thuộc địa của Hà Lan. Vào tháng 4.1661, với một đạo quân 25.000 người, tướng Trịnh Thành Công của triều Nam Minh (chính phủ biệt xứ từ năm 1644 đến 1662) phải mất 10 tháng mới giành lại được Đài Loan. Vào cuối thế kỷ XIX, nhà Thanh bị thất bại trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) nên phải nhường Đài Loan cho quân chiến thắng. Mãi đến tháng 8.1945, khi quân Nhật bại trận trong Thế chiến thứ 2, Trung Hoa mới lấy lại được Đài Loan.

Từ thập niên 1960, giống như Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông, Đài Loan đã tăng trưởng vượt bậc về kinh tế nên được mệnh danh là 1 trong 4 con hổ châu Á. Ngành du lịch là thế mạnh của nền kinh tế Đài Loan vốn được mệnh danh là vựa lúa, Hồ cá, Ngân hàng đường phương Đông, Biển rừng, Kho dự trữ muối của Đông Nam Á, Vương quốc của trái cây, hoa lan, bướm và san hô. Du khách bị mê hoặc bởi những thắng cảnh tuyệt mỹ, các địa điểm văn hóa lịch sử rải rác khắp nơi., những tập tục của các sắc dân thiểu số và ngành thủ công dân gian truyền thống.

Đài Nam là thành phố lớn thứ 4 của Đài Loan, một trong những thành phố mọc lên đầu tiên. Vào thế kỷ XVII, Đài Nam trở thành thủ đô văn hóa, quân sự và thương mại của Đài Loan và giữ vị trí đó trong suốt 2 thế kỷ. So với Đài Bắc, Đài Nam có nét truyền thống và mộc mạc cổ xưa hơn. Thành phố được xem như là một “thế giới thu nhỏ của lịch sử Đài Loan”.

du lich dai loan tiet kiem
Ngắm Đài Loan buổi tối đầy sắc màu

Được người Hà Lan thiết lập vào năm 1634, thành lũy An Bình, một trong các địa điểm quan trọng ở Đài Nam, là thị trấn đầu tiên của Đài Loan. Kiến trúc của nó gồm một khu vục bên ngoài hình vuông và khu vục bên trong hình chữ nhật. Lúc đầu thị trấn này là trung tâm hành chính của nguời Hà Lan, là ngã tư thương mại với thế giới bên ngoài. Năm 1661, sau khi đánh bại quân Hà Lan, tướng Trịnh Thành Công mới đặt tên cho thị trấn là An Bình theo tên ngôi làng sinh quán của ông ở Phúc Kiến. Hiện nay thành lũy xưa đã được đổi thành bảo tàng, bên cạnh đó vẫn còn tàn tích của bức tường ngoài phía nam dài 70m. Những cây đa cổ vững vàng, hoành tráng bên bức tường gạch chỗ đỏ sậm, chỗ đỏ nhạt.

Theo các chuyên gia địa phương, gạch đỏ sậm được người Hà Lan mang sang từ Indonesia, còn gạch đỏ nhạt do Trịnh Thành Công đem đến từ Phúc Kiến. Những mảng tường cũ kỹ là chứng tích lịch sử duy nhất còn sót lại từ 3 thế kỷ qua, gợi nhớ về những thăng trầm trong quá khứ.

Đối diện với An Bình, trang viên Trì Thiên được xem như là “biểu tượng văn hóa” của Đài Nam. Theo truyền thuyết, đó là nơi đầu tiên Trịnh Thành Công chiếm lĩnh khi giành lại Đài Loan. Sau này nó trở thành văn phòng của ông, nơi ông cư ngụ lâu nhất khi ở trên đảo. Trong sân có môt bức phù điêu mô tả lại cảnh ông giám sát sự đầu hàng của quân Hà Lan, và ngôi đền tưởng nhớ đến ông có lịch sử hơn 3 thế kỷ.

kham pha dai loan
Tượng Trịnh Thành Công trong miếu thờ ở Đài Loan

Người dân Đài Loan rất trọng vọng Trịnh Thành Công nên khi qua đời ông được mọi người sùng bái như một vị thần. Hàng năm từ 29.4 đến 27.8 tại ngôi đền đó, Bộ Nội vụ Đài Loan cử hành 2 nghi lễ cúng tế vào mùa xuân và vào mùa thu. Hiện nay Đài Loan có đến hơn 200 ngôi đền thờ tướng Trịnh, 36 con đường và kiến trúc mang tên ông, và nổi tiếng nhất là 1 trường đại học. Ngoài ra, hàng năm trong suốt 7 năm qua, thành phố Đài Nam đều tổ chức lễ hội văn hóa Trịnh Thành Công (từ 25.4 đến 3.5).

Cư dân bản địa chiếm 2% trong số 23 triệu dân của Đài Loan, tức khoảng 430.000 người, sinh sống chủ yếu ở huyện Đài Đông, nơi có đến 6 sắc tộc sinh sống. Một số còn giữ được lối sống, âm nhạc và nghề thủ công như ngày trước, cũng như sự phân chia các tầng lớp xã hội (chẳng hạn như thủ lĩnh, chiến binh và phù thủy).

Amei, người ta vẫn còn thấy những nhóm từ 3 đến 5 người cao tuổi quần tụ ca hát vào buổi xế trưa để phổ biến văn hóa của bộ tộc. ông Đỗ Đại Thiên quản lý hơn 2.000 người phân bổ trong 1.200 gia đình. Ông đội một chiếc mũ có gắn sừng dê, răng heo rừng và lông trĩ.

Điều khiến ông hài lòng là nhiều thanh niên trong bộ tộc rời làng để đi tìm kế sinh nhai giờ đã quay trở lại. Họ tìm nguồn cảm hứng trong văn hóa cổ xưa. Từ gợi ý trong các bài hát, điệu múa và truyện thần thoại, nhiều người đã làm ra bàn ghế và vật dụng trang trí tinh xảo bằng những vật liệu đơn sơ mà du khách rất thích.