Dior, niềm kiêu hãnh Pháp.

Kiêu sa như một cô nàng Parisien, lãng mạn như thôn nữ vùng Provence, ngọt ngào như những trái nho Bordeaux. Đó là Dior!

Người đàn ông thấu hiểu phụ nữ nhất thế giới

Christina Dior, cha để của thương hiệu Dior, sinh năm 1905 ở một làng nhỏ có tên là Grenville ở vùng duyên hải nước Pháp, Dior sống ở làng đến năm 5 tuổi rồi cùng gia đình chuyển đến Paris, thủ đô của nước Pháp.

Ấu thơ của Dior trải qua những biến cố đau buồn. Cùng một lúc mẹ và anh trai ông đều qua đời. Một thời gian sau, ông đến sống ở Nga. Thời gian này, ông gặp nhiều khó khăn về tài chính. Ông không có tiền và cũng chưa có việc. Một người bạn cũ tốt bụg đã cho ông một chỗ ở và hỗ trợ ông bắt đầu sự nghiệp. Ông khởi đầu bằng việc phác họa những bộ váy và mũ thời trang.

Một cách tình cờ, một vài diễn viên nổi tiếng nhìn thấy tác phẩm của ông và “phải lòng” ngay lập tức. Họ mua những bản phác thảo đó và giới thiệu cho nhau, Đến năm 1941, về Paris, ông tham gia cùng nhà thiết kế Lucien Lelong. Năm 1946, khi tự tin với khả năng của mình, Dior chuyển ra làm riêng. Show diễn đầu tiên của Dior có 90 mẫu trang phục nhưng chỉ có 6 người mẫu thể hiện.

Sau bộ sưu tập lần đầu tiên, Christina Dior quyết định ngừng lại, suy nghĩ thật kỹ xem phụ nữ Paris thực sự muốn gì, mong đợi gì và điều gì sẽ làm nên thời trang nơi đây. Ông nhận ra răng phụ nữ đã quá chán áo vai ngang, kiểu dành cho đàn ông, mốt đang rất thịnh thời kỳ đó. Đã đến lúc ông mang trở lại vẻ đẹp nữ tính, những cầu vai tròn yểu điệu và những chiếc váy dài thướt tha. Ông mong muốn làm cho phụ nữ lại cảm thấy mình là những đóa hoa như khi họ vận những trang năm 1930. Ông nảy ra ý tưởng cho bộ sưu tập thứ hai và gọi nó là Corolle.

Định nghĩa mới về tinh tế và xa hoa

Khi bộ sưu tập ra đời, quá mới và quá khác nên không ít người lên tiếng phản đối Dior. Một vài người mẫu nghĩ nó lạ mốt, một vài nhà chức trách thậm chí cấm những đường cắt táo bạo, sexy của Dior. Ở Mỹ, một số người còn cấm biển ra đường để phản đối dòng trang phục này. Thế nhưng, quan trọng hơn tất thảy, phụ nữ trên toàn Thế giới như vỡ òa vì sự thấu hiểu thần diệu mà Dior tặng họ, họ rất yêu thích những chiếc váy. Dior không để những lời chê làm ông dừng bước. Cứ 6 tháng một lần, ông lại cho ra dòng trang phục mới và 22 dòng sản phẩm đã lần lượt cho ra mắt sau đó.

Năm 1947, lại một lần nữa Dior làm cho những người phụ nữ bình thường trầm lặng được dịp lên tiếng. Dòng nước hoa đầu tiên của Dior ra đời và mang một cái tên không thể nữ tính hơn: Miss Dior. Khi ra đời, Miss Dior đã làm nên một cuộc cách mạng trong nền công nghiệp nước hoa Thế giới. Hương của Miss Dior quá đỗi ngọt ngào nhưng vẫn thoang thoảng chút dư vị sắc sảo khó tả. Những người phụ nữ chọn Dior như thể họ bị “bắt nọn”, như thể Dior đã “bắt” được một tư duy nhạy bén, một sức mạnh bí ẩn phía sau sự yếu đuối của phụ nữ.

Chỉ trong năm 1949, Dior đã làm nên một bước nhảy thần kỳ. Dior đóng góp tới 75% doanh thu xuất khẩu của Paris và 5% của nước Pháp. Christina Dior trở thành nhà thiết kế độc quyền cho nữ diễn viên Mỹ – Marlene Dietrich, trong “Stage Fright” của đạo diễn lừng danh Alfred Hichcock, bộ phim làm mưa làm gió vào năm 1950. Marlene sau đó được Hiệp hội điện ảnh Mỹ bầu là “Diễn viên nữ xuất sắc nhất mọi thời đại” và tất nhiên, những trang phục của Dior đã trở thành một phần của huyền thoại.

Năm 1953, những đôi giày đầu tiên gắn mác Dior ra đời. Công ty mở rộng nhà xưởng ở các nước lận cận như Mexico, Cuba, Italy. Hàng hóa của Dior có mặt ở mọi thành phố lớn trên Thế giới và ngay từ những ngày ấy, hàng nhái Dior đã xuất hiện và được ưa chuộng.

Năm 1957, Christina Dior qua đời đột ngột vì một cơn đau tim. Thời điểm Christina Dior qua đời được coi là “Thời kỳ đen tối của thời trang” bởi lẽ không quá lời khi nói rằng, sau ngày ông mất, thời trang Thế giới bị chao đảo vì mất nièm tin. Nhà bình luận Kvin Almond của tờ Contemporary Fashion đã viết rằng: “Đến lúc ông qua đời, cái tên Dior đã đồng nghĩa với mắt thẩm mỹ và sự xa hoa”.

Nơi cất cánh của những tên tuổi thời trang nổi tiếng

Sau khi Christina Dior mất, đã có rất nhiều kế nghiệp ông ở Dior. Những cái tên Pierre Cardin, Yves Saint Laurent, Marc Bohan… đến và đi đã làm nên một Dior hùng mạnh hơn nữa. Nữ diễn viên Elizabeth Taylor đã đặt liền 12 chiếc váy của Dior trong bộ sưu tập Xuân Hè 1961. Nước hoa Dior cho ra mắt dòng mới là Dioring năm 1963 và 3 năm say đó là dòng nước hoa nam đầu tiên mang tên Eau Suvage. Năm 1967, Dior cho ra mắt bộ sưu tập đồ may sẵn kiểu Pháp đầu tiên cũng mang tên Miss Dior. Bộ sưu tập này dễ mặc, thân thiện nhưng không hề bị lẫn với các bộ đồ may sẵn khác. Cũng trong năm đó, dòng sản phẩm Baby Dior xuất hiện. Năm 1969, nhánh hàng mỹ phẩm độc quyền là Christina Dior Cosmestics cũng được cho ra mắt. Năm 1970. Dior mở rộng thêm nhánh sản phẩm Christina Dior Homme, thời trang cho nam giới. Chỉ trong một thập niên, Dior đã có mặt ở mọi lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc cho Thế giới “đẹp từng cm”.

Thành công của Dior có thể được lý giải giản dị trong một từ: “Thấu hiểu”. Dior và những người kế cận ông hiểu phụ nữ cần gì, Thế giới cần gì và họ nỗ lực đáp ứng những mong muốn đó. Năm 2014, thương hiệu này bước vào tuổi lên… lão. Hơn 60 tuổi nhưng Dior vẫn như cô gái Paris tuổi 20: Đẹp kiêu sa và tâm hồn bay bổng.

Kim Ngân, CN14