Có một trở ngại lớn mà mọi nhà tiếp thị email phải đối mặt. Lần này, chúng ta sẽ không đề cập đến việc sản xuất nội dung, đăng ký nhận bản tin qua email hay liên tục săn tìm khách hàng. Bạn làm việc chăm chỉ để tạo ra các email hấp dẫn, nhưng sau đó bạn thấy rằng không phải tất cả chúng đều đến được với người nhận. Vấn đề ở đây không chỉ là việc khách hàng bỏ lỡ thư của bạn, mà những email không gửi đi có thể gây ra tác động tiêu cực đến việc tiếp thị. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn luận về email bounce – khả năng gửi và tỷ lệ thoát email.
Vậy, email bounce là gì? Nó có thật sự quan trọng với chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Khái niệm Email Bounce
Email Bounce – một trong những cụm từ phổ biến đối với các doanh nghiệp sử dụng chiến dịch tiếp thị sản phẩm bằng email. Nó chính là những email không gửi thành công đến địa chỉ cần đến hay nói cách khác là email bị trả lại.
Email bị trả lại khi chúng không thể gửi và có thể có nhiều lý do khác. Đôi khi nguyên nhân là liên hệ không thể truy cập được, có nghĩa là địa chỉ email không chính xác hoặc không hoạt động.
Email của bạn cũng có thể bị trả lại vì máy chủ email của người nhận đang xác định email của bạn là thư rác. Điều này có thể là do nội dung email của bạn hoặc do danh tiếng người gửi kém.
Sự khác nhau giữa Hard Bounce và Soft Bounce
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc email bị từ chối nhận và ‘bật ngược’ trở lại. người ta dựa vào đó mà chia email bounce ra làm hai loại chính là Hard Bounce và Soft Bounce.
- Hard Bounce là những email không bao giờ có thể gửi đến người nhận. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bật ngược mạnh mẽ này là sai địa chỉ email, email không tồn tại hoặc không còn hoạt động. Một số nguyên nhân chủ quan khác đến từ phía người nhận như họ đã chặn bạn, hoặc chặn địa chỉ IP của bạn do IP đó có độ uy tín thấp,…
- Soft Bounce là những email tạm thời không gửi thành công. Nó có vẻ mềm mỏng hơn so với hard bounce, khi bạn gửi những email dạng này bạn sẽ được nhận lại một số thông báo về việc không gửi thư thành công. Bạn có thể sửa lại lỗi hoặc chờ đợi để email gửi lại một lần nữa. Nguyên nhân chính dẫn đến soft bounce chính là hòm thư của người nhận đã đầy, tiêu đề có yếu tố spam, dung lượng email quá đầy, gửi quá nhiều email trong một lúc,…
Email bounce gây ra sự cố vì danh sách email của bạn không được chuyển đến danh bạ của bạn. Điều này càng xảy ra, vấn đề càng trở nên khó giải quyết và nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chiến dịch tiếp thị qua email của bạn.
Dù với loại email bounce nào thì bạn cũng nên hạn chế chúng xảy ra để không gây ra những ảnh hưởng không tốt đến chiến dịch của công ty.
Vì sao tỷ lệ Bounce có vai trò quan trọng trong email marketing?
Khi bạn gửi email đến một số địa chỉ email (hay còn gọi là tiếp thị qua email), ISP sẽ “chấm điểm” cho các lượt gửi của bạn. Ví dụ:
- Có bao nhiêu người nhận đánh dấu bạn là spam
- Số lượng email bạn gửi
- Tần suất các email bị lọt vào bộ lọc thư rác
- Tương tác từ người nhận của bạn
- Tỷ lệ hủy nhận thư
Những yếu tố này quyết định danh tiếng người gửi của bạn, có ảnh hưởng lớn đến khả năng gửi email của bạn sau này. Nếu danh tiếng người gửi của bạn không tốt, thì email của bạn sẽ ít có khả năng đến được với người nhận hơn. Điều đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chiến dịch tiếp thị qua email của bạn.
Chìa khóa để có được danh tiếng người gửi tốt là có địa chỉ email chất lượng cao. Bằng những địa chỉ email hợp pháp và những người nhận quan tâm đến nội dung của bạn, chiến dịch tiếp thị email của bạn sẽ được cải thiện. Hãy tập trung vào những người nhận có nhiều khả năng mở, nhấp và chuyển đổi nội dung tiếp thị qua email của bạn hơn.
Email bounce là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Cùng tìm hiểu với Blog Imp nhé!
Làm thế nào để giảm tỷ lệ Bounce trong email marketing?
Giảm tỷ lệ Bounce không chỉ giúp bạn tương tác và tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, nó còn biến doanh nghiệp thành địa chỉ email uy tín. Để làm được điều đó bạn có thể tham khảo 5 cách giảm tỷ lệ bounce của chúng tôi:
Xác nhận hai lần khi đăng kí theo dõi
Sử dụng chiến lược yêu cầu xác nhận hai lần là biện pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp tránh khỏi những địa chỉ email giả hoặc không còn sử dụng. Bạn có thể chia khách hàng của mình ra thành nhiều danh sách, với những người hoàn thành xác nhận lần một bạn nên để ở trong danh sách khách hàng tiềm năng. Khi xác nhận đăng ký cuối cùng được hoàn thành bạn có thể đưa họ vào danh sách khách hàng chính thức. Đây là cách làm gọn gàng và chọn đúng mục tiêu cho doanh nghiệp.
Thanh lọc danh sách email định kỳ
Thường thì chúng ta sẽ bỏ đi những thứ chúng ta không cần tới nữa, khách hàng cũng vậy. Một số đối tượng sẽ không còn muốn theo dõi những email đến từ bạn, thậm chí là chặn. Để ngăn chặn những hành động đó ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn, bạn cần lọc bớt danh sách và loại bỏ những cái tên ‘quá hạn’.
Loại bỏ các yếu tố spam
Có hàng triệu email được gửi đi mỗi ngày bị gắn mác spam. Việc email marketing bị gắn mác spam có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần chú ý đến một số yếu tố bị gắn mác spam và không nên đưa nó vào email của doanh nghiệp. Một số yếu tố nổi bật như:
- Câu kêu gọi: Tìm hiểu ngay, mua ngay, xem ngay,…
- Chứa số tiền: $, đồng, chỉ với $$$ đồng,…
- Tặng tiền mặt
Triển khai A/B testing trong chiến dịch email marketing
Một nội dung lành mạnh và hấp dẫn sẽ giúp chiến dịch tiếp thị của bạn thành công trong thời gian dài. Không khó để làm điều này!
Trước khi lên kế hoạch cho nội dung email mà bạn muốn triển khai bạn cần trả lời hai câu hỏi:
- Viết cái gì?
- Viết như thế nào?
Hãy chọn những nội dung hấp dẫn, được nhiều người quan tâm để khơi gợi tính tò mò của khách hàng. Khai thác đúng góc độ sẽ giúp cho bạn làm việc hiệu quả hơn. Cùng một nội dung nhưng bạn phải biến tấu, sáng tạo sao cho thu hút và tinh tế. Doanh nghiệp cũng nên làm những cuộc thử nghiệm email để tìm ra phiên bản tối ưu nhất!
Phân hóa danh sách email theo đặc tính
Mỗi người, mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu riêng cần thỏa mãn. Cá nhân hóa email sẽ là lựa chọn tuyệt vời để khiến khách hàng hài lòng. Những đánh giá tốt của họ cũng là chìa khóa giúp bạn giảm tỷ lệ email bounce. Thêm vào đó, việc chia khách hàng thành các nhóm sẽ dễ dàng chăm sóc và khiến họ thoải mái hơn với những gì bạn cung cấp.
Tỷ lệ thoát email cao thực sự ảnh hưởng đến khả năng gửi email. Điều đó có nghĩa là các nhà tiếp thị email cần có kế hoạch giảm tỷ lệ thoát email và sau đó giữ tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể. Ngay cả khi tỷ lệ thoát của bạn trông ổn định, chúng tôi hy vọng bài viết này có thể đem lại nhiều điều có ích cho bạn.