Giải pháp năng lượng mới: Vi trùng biến cỏ rác thành xăng dầu

Ai cũng biết cồn ethanol hay dầu diesel sản xuất từ thảo mộc, nhưng lại ít hiệu quả và không giảm gây ô nhiễm môi trường bao nhiêu. Có một loại xăng dầu do các nhà khoa học Pháp mới phát hiện, chế tạo từ vi trùng chuyển hệ di truyền, tác dụng lên có rác! Nguồn nhiên liêu sạch, và vô tận này sẽ làm đảo lộn thị trường năng lượng thế giới trong tương lai.

Phát hiện siêu vi trùng tạo ra năng lượng mới

Tháng 8-2009, trong một phòng thí nghiệm vô danh tại GenOpole d`Evry vùng Essonne, miền Bắc nước Pháp, mấy nhà nghiên cứu dồn về một góc lavabo để kiến một thí nghiệm lịch sử. Người thanh niên trẻ tuổi mặc áo blouse trắng dùng ốc chích hút chất lỏng trong một lọ nhỏ và đưa ống quẹt đến gần, trước khi bơm. Một ngọn lửa xanh phát ra từ đầu kim, trong vòng 1 một giây, tạo nên một tràng pháo tay vang dội! Marc Delcourt, tổng giám đốc Công ty Năng lượng Sinh học Toàn Cầu – GBE – hí hửng nói: Đây còn là 1 một môi lửa nhỏ xíu, nhưng chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành một cây đuốc sáng rực. Đây thực sự là một phát hiện mới cho nhân loại

Sau 2 năm nổ lực, nhóm nghiên cứu sinh học tiên phong người Pháp này sẵn sàng thử nghiệm ở mức độ công nghiệp dự án cách mạng của mình: thay đổi hệ di truyền của vi trùng, để chúng sản sinh ra hydrocarbure!

Điều đó giống như một chuyện đùa, một phát minh khó tin của “Cuộc thi ảo thuật Lépine” trên đài truyền hình M6: vi trùng tạo ngay ra xăng dâu từ một đông phân bò! Thế nhưng, đây lại là kết quả công trình nghiên cứu thực sự của nhà sinh học người Pháp Philippe Marlière, từng làm việc tại Viện Pasteur và là cộng tác viên của GBE. Đó là “lập trình di truyền” cho vi sinh vật, để chúng có thể biển đường chứa trong cây có, rơm rạ, mật đường thậm chí rác nhà bếp thành phân tử isobutène, một hợp chât khí dễ dàng biến đổi thành xăng, dầu gasoil hay xăng kérosène cho máy bay! Một nguồn nhiên liệu sinh học vô tận, thích ứng cho moi loại động cơ hiện đại, mà không thải khí carbone vào không khí và có thể sản xuất đại trà, với giá rẻ hơn dầu hỏa hiện nay rất nhiều!

Gần như ngẫu nhiên, Philippe Marlière đã phát minh ra cái mà các chuyên gia gọi là “một con đường chuyển hoá”: công thức cho phép tạo ra, phân từ hydrogarbure thần kỳ! Ông vốn là nhà di truyền học, chuyển hướng sang công nghiệp kỹ thuật sinh học. Nhà nghiên cứu 50 tuổi đời, nhưng vẫn còn hoạt động sôi sục, cho biết: Tôi không chú tâm đến sản xuất năng lượng. Ý tưởng đã năm trong hộc tủ suốt 3 năm dài. Tôi thấy có vẻ huyễn hoặc, xa với thực tê. Nhưng cuối cùng, Marc Delcourt đã thuyết phục tôi: hãy cứ thử phiêu lưu xem sao!

Marc Delcourt

Đầu năm 2009, hai người đã thuyết phục được công ty vốn-rủi ro Masseran Gestion, một chi nhánh của Quỹ Tiết kiệm, đầu tư mấy triệu euro cho nghiên cứu ban đầu. Một phòng thí nghiệm được đặt & lầu 2 một tòa nhà nằm ngoài vườn của công ty Génopole d’Evry, nơi dành riêng cho hoạt động cấy giene. Khoảng một chục nhà sinh học được tuyển mộ để tạo ra con “Vi trùng mẫu” có khả năng thải ra khi isobutène quý giá. Đó là chất đã làm bốc lên ngọn lửa xanh ở đầu kim của ống tiêm.

Hy vọng mới cho năng lượng tương lai

Còn phải chờ đên 2-3 năm nữa, thời gian cần thiết cho các nghiên cứu phụ thêm, để chứng minh hệ thông có thể hoạt động ở tầm vóc công nghiệp: Phương pháp sản xuất sinh học mới này, cũng giống như những cái khác cùng lọai đang được các nhà khoa hoc Mỹ triển khai đồng loạt, có thể làm đảo lộn trận pháp của vấn để năng lượng đang gây nhức nhối cho cả nhân loại. Người ta đã từng phải khốn khổ với những chuyện như sau: các mỏ dầu đang cạn kiệt, trái đất nghẹt thở dưới màn khói mù CO2 do nhiên liệu hoá thạch thải tra, trong khi nhu cầu xăng dầu của thế giới từ nay đến năm 2050 sẽ phải tăng lên gấp 2,5 lần.

Nhân loại phải khẩn cấp tìm ra nguồn nhiên liệu vô tận mới và sạch. Bên cạnh nguồn năng lượng Mặt trời, gió và hạt nhân, từ mười mấy năm qua lại xuấtt hiện thêm loại “nhiên liệu xanh” như éthanol hay dầu diesel sinh học, sản xuất từ thảo mộc – củ cải đường, mía, colza, cọ dầu. Được xem như có thể tái tạo được” – bởi chúng tái tạo khí CO2 mà cây cỏ hấp thu từ trong không khi, loại nhiên liệu sinh học “thế hệ  thứ nhất” này vẫn chưa được thế giới hoàn toàn chấp nhận. Hiệu quả kinh tế và môi tường của chúng lại không cao, trong lúc chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu cho máy kéo, máy ủi, nước và quy trình chưng cất còn rất lớn. Ở cuối dây chuyển, người ta tính ra chúng chỉ làm giảm được khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính có 18%! Từ hàng chục năm qua, diện tích đât nông nghiệp dành cho sản xuât éthanol không ngừng gia tăng trên toàn thế giới, lấn lướt sang diện tích trồng cây lương thực, khiến cho giá cả tăng vọt lên.

Để giải quyết những vấn để nhức nhối này, các nhà khoa học đã lao vào nhiên liệu sinh học “thế hệ thứ nhì”, không lấy nguyên liệu từ cây lương thực nữa, mà từ rác mới, cỏ khô, gỗ vụn, phân ủ, rỉ đường, cặn bả của các trạm nước thải phân súc vật… Nó dẫn đến kỹ thuật khai thác mới, bằng phưong pháp hoá học hay cơ học, cho phép tạo ra hydmcarbure từ sợi thảo mộc, hay chất xơ trong gỗ… những cái mà trước đó được xem là vô dụng. Nhưng nhiên liệu sinh học “thế hệ thứ ba” đã nhanh chóng xuất hiện, nhờ sự góp sức của các nhà sinh học và di truyền học, đặc biệt là Mỹ. Họ tạo ra những phương pháp mới, có thể khai thác hiệu quả hơn năng lượng từ cây cỏ, khi bắt chước quy trình sản xuất rượu nho và bia từ hàng ngàn năm qua.

Bởi vì trong thiên nhiên., có những vi sinh vật “đủ khả năng” biến rác rưởi thành hydrocarburc: loại vi trùng có mặt trong các đống phân trâu bò, chẳng hạn. Chúng phân huỷ chất hữu cơ và tạo ra khí méthane. Hay con men rượu. Chúng biển đường chứa trong trái nho thành rượu, túc éthanol. Bởi thế, các nhà khoa học đã phân tích sự biến hoá của mọi loại sinh vật “ăn được sợi thảo mộc”, từ con men làm mục nát gỗ đến vi trùng chứa trong nước miếng con mối hay trong ruột súc vật. Họ phát hiện; được phân hoá tố mà chúng tạo ra để thực hiện tiến trình phân huỷ hoá học và… ĐỊNH VỊ ĐƯỢC CÁC GIEN TƯƠNG ỨNG!

Ngày nay, đã đến lúc tạo ra những con vi trùng hay vi sinh vật có phân tử AND được lập trình trước. Chúng sẽ tiết ra các phân tố “rất tham ăn” để chén sạch những rác rưỡi và “ị” ra phân tử năng lượng.