Cần ăn gì để cơ thể chúng ta chiến đấu có hiệu quả với bệnh lây nhiễm, hoặc hệ đề kháng không để xảy ra sự bùng nổ đủ thứ bệnh? Liệu có chứng cứ khoa học khẳng định, những gì chúng ta ăn có thể làm gia tăng khả năng đề kháng với bệnh tật? Chuyện gì xảy ra với hệ miễn dịch, khi chúng ta chọn ăn món salad, thịt hoặc canh? Liệu các sản phẩm sữa chua được quảng cáo có thể tác động tích cực đến khả năng đề kháng?
Hệ thống đề kháng của con người là bộ máy phức tạp. Nó có thể bảo vệ chúng ta ở nhiều cấp độ – từ cơ bản nhất (song ít lựa chọn nhất), đến năng lực nhận biết mầm bệnh cụ thể.
Rào cản đầu tiên đối với vi trùng hoặc virus gây bệnh là bức tường thể chất tự nhiên (thí dụ làn da), hóa chất (thí dụ nước mắt) hoặc các nhân tố sinh học (vi sinh vật có ích ký sinh trên da). Tuyến phòng thủ thứ hai tức hệ đề kháng sẽ ra tay – trường hợp phòng tuyến đầu tiên đổ vỡ.
Khả năng đề kháng bẩm sinh là nhánh lâu đời nhất của hệ miễn dịch, nó hiện hữu trong tất cả cơ thể nhiều tế bào. Sức mạnh cảu nó dựa trên khả năng phân biệt nhanh “quân ta – quân địch” và tiêu diệt kẻ thù. Khả năng đề kháng bẩm sinh thường đủ, để loại bỏ nguy cơ bệnh lây nhiễm phát triển. Phục vụ khả năng đề kháng bẩm sinh là lực lượng bao gồm những tế bào như đại thực bào, tế bào hình cây hoặc sát thủ tự nhiên. Trong quá trình tiến hóa cũng đã học được phương thức hoạt động theo sơ đồ cụ thể – nhận biết cấu trúc nhất định những nhóm vi sinh vật khác nhau. Có thể so sánh năng lực đó với khả năng phân biệt các thành phần của bộ quần áo. Hệ đề kháng bẩm sinh biết rõ, thí dụ, cá thể đội mũ là phần tử nguy hiểm, bởi tấc cả phần tử nguy hiểm đều đội mũ. Tuy nhiên chúng không có khả năng phân biệt màu sắc, cách may cắt, kích cỡ trang phục. Có nhiệm vụ “tiêu diệt phần tử đội mũ” (tức mầm bệnh), chúng thực hiện. Sau đó không nhớ, chính xác, kẻ địch có hình dáng thế nào.
Các tế bào hệ miễn dịch còn có sứ mệnh khác – gửi tín hiệu thông báo về tình trạng nhiễm bệnh từ mặt trận. Tiếp theo tại “mặt trận” bắt đầu xuất hiện trạng thái viêm (nó chứng tỏ, cuộc chiến với cơ thể đã xảy ra). Toàn bộ quá trình phức tạp này cũng có nhiệm vụ khởi động sự nhập cuộc của lực lượng bảo về cuối cùng có tên “khả năng đề kasng hỗ trợ” (cơ thể gom nhặt được từ môi trường sống cùng với thời gian)
Nói ngắn gọn, cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch dựa trên nỗ lực tạo ra những tế bào thích hợp – lực lượng sản xuất vũ khí (kháng nguyên) được chỉ đạo chống lại mầm bệnh cụ thể. Quay lại sự ví von với “phần tử đội mũ” – sự xuất hiện những sát thủ chỉ nhằm bắn những cá thể, thí dụ đội mũ dạ rộng vành màu đỏ (trong thực tế nhiều hơn những chi tiết cụ thể dạng này). Tuy nhiên, để tạo ra những sát thủ được chuyên môn hóa như vậy cần phải có thời gian vài ba ngày, bù lại chúng bao giờ cũng nhớ, nạn nhân của chúng có hình dạng thế nào và lập tức tấn công kẻ thù – nga khi tiếp cận mục tiêu trong tương lai.
Mô tả chi tết cơ chế trên để làm gì? Bởi những gì chúng ta ăn sẽ tác động trực tiếp đến cả sức mạnh hệ miễn dịch bẩm sinh cũng như sức mạnh hệ miễn dịch có được nhờ kinh nghiệm. Ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ có hiệu quả những sát thủ tự nhiên của cơ thể.