Bị gãy xương khi đang trekking hay leo núi có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy hãy tham khảo các kỹ năng sơ cứu nếu bị gãy xương lúc đi trekking trong rừng ngay sau đây nhé!
1. Ý nghĩa việc sơ cứu gãy xương
Gãy xương chính là tình trạng một hoặc nhiều phần của xương bị tác động khiến cho chúng bị gãy, vỡ, gây mất đi sự liên tục của xương. Và gãy xương sẽ gây tác động đến cơ thể, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng cho thấy nạn nhân đã bị gãy xương là:
– Gặp cơn đau dữ dội tại vùng bị chấn thương, độ đau càng gia tăng khi vận động.
– Mất cảm giác hoặc bị tê tại khu vực bị thương.
– Vùng bị thương có dấu hiệu sưng to, bầm tím.
– Xương chọc ra khỏi da cơ thể, chảy nhiều máu.
– Mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng vận động của bộ phận đó.
– Xuất hiện tình trạng bộ phận đó bị gập, xoắn lại hoặc khớp của chi đó biến dạng.
Cố định gãy xương tạm thời nhằm giảm đau và chống sốc ngay lập tức cho nạn nhân. Không những vậy, cố định xương gãy tạm thời còn giúp hạn chế các tổn thương thứ phát như: chấn thương dây chằng, mạch máu, thương tổn phần mềm, tránh gãy xương kín thành gãy xương hở, hạn chế tổn thương khớp chi, tạo điều kiện tốt hơn cho việc điều trị sau này của bác sĩ. Vì vậy nếu nhận thấy các biểu hiện bị gãy xương của nạn nhân khi đang đi trekking, hãy ngay lập tức thực hiện sơ cứu, cố định xương tạm thời và ngay lập tức đưa người bị thương đến cơ sở ý tế gần nhất.
2. Khi leo núi cần chuẩn bị gì?
Để có thể đảm bảo rủi ro và sơ cứu kịp thời thì khi đi leo núi cần chuẩn bị gì? Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các vật dụng cứu hộ như: dung dịch sát khuẩn, thuốc giảm đau, băng dán vết thương nhiều kích cỡ, băng gạc, cuộn keo dán, cuộn băng thun quấn vết thương, kéo để cắt, nhíp nhỏ để gắp dị vật khỏi vết thương,…. Đây đều là những vật dụng cần thiết khi đi leo núi để đảm bảo có thể sơ cứu kịp thời cho người bị chấn thương.
3. Quy trình sơ cứu cho người bị gãy xương
Khi đi trekking trong rừng nếu thấy các biểu hiện, triệu chứng gãy xương hãy ngay lập tức thực hiện sơ cứu gãy xương cho nạn nhân. Hãy thực hiện theo các bước sau:
- – Bước 1: Giảm đau và làm sạch vết thương
Đầu tiên cần giảm đau cho nạn nhân bằng cách để nạn nhân uống thuốc giảm đau. Tiếp theo cần làm sạch và cầm máu nếu có vết thương hở. Sử dụng dung dịch sát khuẩn làm sạch miệng vết thương rồi dùng băng gạc và keo dán để băng bó vết thương.
- – Bước 2: Đặt nẹp cố định vùng bị thương tổn
Do đang trong quá trình leo núi trekking nên có thể sẽ không thể tìm thấy nẹp chuyên dụng để cố định xương. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, hãy tìm một khúc cây thẳng, cứng để đảm bảo có thể cố định phần xương gãy với hai khớp xương trên và dưới thành một khối thống nhất. Bên cạnh đó phải đảm bảo nẹp và chi bị thương tổn phải chắc chắn, không bị lỏng lẽo, hoặc lệch. Và đặc biệt chú ý, không dùng cây gỗ nẹp trực tiếp lên khu vực thương tổn mà phải lót đệm phía dưới bằng các loại băng gạc, vải mềm sạch.
- – Bước 3: Vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Cuối cùng, hãy lựa chọn cách thức di chuyển nạn nhân đúng cách để đưa đến cơ sở y tế. Cách tốt nhất là hãy gọi xe cấp cứu chuyên dụng. Còn nếu không gọi được xe cấp cứu thì hãy tùy thuộc vào khu vực gãy xương mà lựa chọn cách vận chuyển nạn nhân thích hợp.
4. Lưu ý:
– Khi phát hiện gãy xương, không di chuyển nạn nhân trừ khi cần thiết, đặc biệt là khi bị gãy xương ở phần cổ, đầu.
– Lựa chọn nẹp đủ độ cứng và độ dài.
– Khi thực hiện đặt nẹp phải nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo nhẹ nhàng, tránh thô bạo.
– Tuyệt đối không co nẹp, kéo nắn, chỉnh lại phần xương gãy và không cố đẩy xương gãy về khớp đúng.
Đó là những kỹ năng cần thiết để sơ cứu xương gãy trong quá trình leo núi. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều về trekking nhé!
Xem thêm: Cách tạo ra tín hiệu cầu cứu trong lúc bị lạc khi đi leo núi trekking
Cách tạo ra lửa từ những nguyên liệu có sẵn trong rừng khi đi leo núi trekking