Tổng quan kiến thức cơ bản Digital marketing

Digital Marketing là sử dụng các nền tảng, thiết bị công nghệ số để thực hiện chiến lược marketing, không chỉ đơn giản là hoạt động chạy quảng cáo. Vì vậy người làm phải có kiến thức và kỹ năng nhất định. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ mọi người kiến thức cơ bản về Digital marketing và phân loại các loại hình Digital marketing. 

Kiến thức cơ bản Digital marketing

Thiết kế website

Website là bộ mặt, và là bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự thân thiện với khách hàng vì vậy người làm Digital marketing phải biết cách tối ưu cho website của mình. Website phải có cấu trúc rõ ràng, tốc độ tải nhanh, thân thiện với mobile, cài SSL để giúp người dùng tránh được “nguy hiểm” khi tương tác và xếp hạng tốt.

Tối ưu trên công cụ tìm kiếm (SEO)

Đây là kỹ năng giúp cho website của bạn lọt vào top trên các thanh công cụ tìm kiếm. Người làm phải tìm kiếm lựa chọn từ khoá phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của mình mà khách hàng hay tìm kiếm. Sau đó xây dựng nội dung, đi backlink để đẩy từ khóa lên top.

Truyền thông media social

Sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn, v.v. để quảng bá dịch vụ, sản phẩm. Người làm phải có được thông điệp hay, tích cực để lan tỏa đến khách hàng.

Email Marketing

Gửi email cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay chăm sóc khách hàng của mình qua email.

Quảng cáo PPC (Pay Per Click)

PPC là một hình thức quảng cáo tìm kiếm, bạn phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột đến trang web của bạn. Ngoài Google Ads, Quảng cáo Facebook cũng là một nền tảng PPC phổ biến.

Content Marketing

Khi nói đến những kiến thức cơ bản Digital marketing thì không thể thiếu content Marketing.

Đây là phương pháp tập trung vào việc tạo và chia sẻ nội dung có giá trị, hấp dẫn liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm để lôi kéo và duy trì khách hàng. 

Đo lường và đánh giá hoạt động Digital Marketing

Đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing là vô cùng cần thiết, giúp doanh nghiệp đánh giá và điều chỉnh các hoạt động marketing của mình. Một số chỉ số cần quan tâm khi đo lường và đánh giá hiệu quả Digital Marketing.

ROI: là chỉ số giúp doanh nghiệp biết được tỉ lệ doanh thu bán hàng tạo ra từ chiến dịch Digital Marketing so với ngân sách mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho chiến dịch đó. Cụ thể, chỉ số ROI được tính bằng công thức: Doanh thu bán hàng/Ngân sách đã chi.

Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): tỉ lệ người tiếp cận được thông điệp, trở thành người mua hàng hoặc dịch vụ. 

Phân loại digital marketing

phân loại digital marketing

Digital online marketing

Social network:

Thực hiện marketing trên các trang mạng xã hội như là facebook, Instagram, twitter, tiktok, youtube,…

Website, blog:

Sử dụng website, blog để truyền thông, quảng bá về thương hiệu, hình ảnh sản phẩm của mình. 

Marketing trên các trang thương mại điện tử: tận dụng nguồn khách hàng của các trang này để bán và quảng bá sản phẩm.

Search engine: 

Marketing thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, wiki,…đưa các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình lên top, để khi khách hàng tìm kiếm có thể nhìn thấy web hoặc fanpage của mình click vào xem.

Email marketing:

Gửi email chăm sóc khách hàng, hoặc cung cấp thông tin sản phẩm đến với khách hàng

Quảng cáo (Ad):

Triển khai các chiến dịch chạy quảng cáo, để tiếp cận được nhiều khách hàng.  

Mobile và game:

Thực hiện các quảng cáo, tối ưu quảng cáo trên mobile và game. 

Digital offline marketing

  • Television marketing (quảng cáo, tài trợ chương trình truyền hình)
  • Radio marketing
  • Phone marketing (sms, mms)
  • Tiếp thị ngoại tuyến tăng cường: là hình thức quảng cáo hoàn toàn ngoại tuyến được hỗ trợ bởi các thiết bị điện tử như bảng quảng cáo điện tử hoặc mẫu sản phẩm số.

Hy vọng với chia sẻ trên về những kiến thức cơ bản Digital marketing mọi người sẽ hiểu hơn về ngành này và trang bị cho mình kiến thức cần thiết khi muốn theo đuổi.