Lớp dạy quản lý cảm xúc cho trẻ mầm non uy tín chất lượng

Trẻ nhỏ thường có xu hướng bộc phát cảm xúc của mình nên cần được hướng dẫn để con có thể làm chủ được bản thân, từ đó làm chủ được hành vi và đạt được thành công sau này. Bố mẹ nên tìm hiểu và biết cách dạy con quản lý cảm xúc để trẻ tự tin giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ xã hội của mình.

Quản lý cảm xúc là gì?

Ví dụ: Khi trẻ được tặng quà, trẻ sẽ có một trải nghiệm ngắn ngủi gọi là “cảm xúc vui”, thay đổi thể lý đó là hành động mỉm cười, phát sinh suy nghĩ biết ơn người tặng quà.

Quản lý cảm xúc là khả năng hiểu và kiểm soát được những cảm xúc và hành vi của mình sao cho phù hợp với tình huống cụ thể. Nó bao gồm cả khả năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực, làm dịu bản thân để lựa chọn hành vi bộc lộ cảm xúc một cách thích hợp. Tuy nhiên, để quản lý được cảm xúc là điều không dễ dàng, ngay cả với người lớn. Vì vậy, đối với trẻ nhỏ, chúng ta cần có phương pháp tiếp cận và giáo dục phù hợp ngay từ ban đầu.

Lý do trẻ không kiểm soát được cảm xúc của mình

Trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, tiền tiểu học chưa thể kiểm soát được hành vi của mình là do chưa biết cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực và lựa chọn hành động sao cho phù hợp. Nếu cha mẹ không theo dõi và điều chỉnh theo hướng tích cực thì khi trẻ lớn hơn sẽ phát sinh nhiều vấn đề khó xử lý.

Trong khi trẻ vẫn học nhiều từ hơn mỗi ngày thì trẻ vẫn dựa vào hành động của mình để giao tiếp. Do đó, khi thể hiện sự tức giận, chán nản, mệt mỏi thì trẻ có thể đánh, phá đồ vật xung quanh, hoặc lao vào đấm, đá, cắn vào người của bạn để nói với bạn rằng con đang không vừa ý, cần nghỉ ngơi hoặc cần quan tâm.

Vậy làm gì để trẻ không thể hiện cảm xúc một cách thái quá và tùy tiện bằng hành động khi chưa đủ ngôn từ? Chúng ta cùng đến với phần giải pháp ngay sau đây!

Những cách giúp trẻ tự quản lý cảm xúc

Đây là một số những quy tắc và phương pháp giúp trẻ tự quản lý được cảm xúc một cách hiệu quả. Bố mẹ nên tham khảo để áp dụng cho con của mình.

1. Dạy trẻ nhận biết về các loại cảm xúc

Với những trẻ ở độ tuổi mầm non, bạn nên dạy cho bé những từ chỉ cảm xúc đơn giản như buồn, vui, tức giận, sợ hãi… để trẻ có thể tự gọi tên cảm xúc của mình. Đối với những trẻ lớn hơn thì bạn có thể dạy bé những từ phức tạp hơn như: thất vọng, nhát gan…

Bằng cách cho trẻ xem phim hoặc thảo luận về những nhân vật trong truyện, bạn hãy chỉ cho bé rằng thế nào là buồn, thế nào là vui và lý giải nguyên nhân cho bé. Điều này không chỉ giúp trẻ hiểu được những sắc thái khác nhau của cảm xúc mà còn biết thông cảm và sẻ chia với mọi người.

2. Dạy cho con cách đối phó với cảm xúc

Dạy trẻ cách đối phó với cảm xúc là giúp trẻ giải tỏa tâm trạng, đồng thời dạy trẻ biết cách ứng xử có chừng mực. Một cách hiệu quả để đối phó với cảm xúc là nói về nó. Khi trẻ có thể dùng từ ngữ để miêu tả cảm xúc của mình để người khác hiểu, trẻ sẽ không còn bị cảm thấy uất ức, bực tức và nóng giận nữa. Thay vì việc thể hiện cảm xúc tức giận bằng hành động đập phá đồ đạc hay la hét thì khi trẻ chia sẻ cảm xúc cho bạn, bạn có thể hướng dẫn trẻ cách kiềm chế cơn nóng giận đó. 

3. Khen thưởng khi con kiểm soát được cảm xúc của mình

Khi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, bạn hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên con. Khen ngợi trẻ sẽ giúp trẻ có thêm động lực để thay đổi bản thân, biết kiểm soát được cảm xúc để được mọi người công nhận mình. Bạn có thể tặng trẻ nhiều món quà nhỏ, khi góp đủ số lần sẽ đổi thành món quà lớn hơn cũng là cách để giúp trẻ có thêm động lực.

4. Làm gương cho trẻ

Trẻ nhỏ thường học rất nhiều từ hành động của người lớn, chính vì vậy, giáo dục con bằng việc làm gương cho con noi theo là phương pháp hữu hiệu. Hành vi của bố mẹ sẽ thể hiện sự tín nhiệm của mình, con cái sẽ nghe theo lời dạy của bạn khi chúng thấy bạn cũng cư xử tương tự như thế. 

5. Cho trẻ tham gia những khóa học phát triển cảm xúc

Hiện nay, TOMATO là một trong những noi có chương trình giáo dục về trí tuệ cảm xúc đã được chứng nhận quốc tế và được nhiều người tin tưởng. Không gian học tập tại đây được thiết kế để giúp trẻ học tập một cách thoải mái và vui vẻ:

  • An toàn và do chính trẻ làm chủ. 
  • Cân bằng giữa cái chung và cái riêng.
  • Không gian mở và khuyến khích sáng tạo.
  • Không gian ấm áp, vui tươi phù hợp với trẻ nhỏ.

Mô hình học tại đây ít trẻ, nhiều cô, vì vậy con bạn sẽ được quan tâm và theo dõi một cách tận tình, giúp phát hiện được những kỹ năng và tố chất riêng của trẻ. Đồng thời, TOMATO cũng có những phương án riêng cho từng trẻ, do đó trẻ sẽ được giáo dục và phát triển theo cách phù hợp nhất với bản thân, không bị gò bó, ép buộc. Sau khóa học trẻ có thể tự kiểm soát được cảm xúc và hành vi của mình, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp và ứng xử xã hội.

Processed with VSCO with e1 preset

Mọi hành động của trí tuệ đều có sự tham gia của cảm xúc, và cảm xúc hoàn toàn có thể quản lý nếu biết cách luyện tập. Hãy giúp con trẻ học cách quản lý cảm xúc của mình, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ lạc quan, biết tha thứ, đồng cảm và sẻ chia.

Liên hệ

TOMATO BIÊN HÒA