Phân tích môi trường ô nhiễm hiện nay

khai-thac-khoang-san

Nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm. Vậy có khi nào chúng ta tự hỏi làm sao để luôn có nước sạch để nấu ăn, sinh hoạt mỗi ngày?

Ở vùng Tây Nam sông Hậu (bao gồm các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu) sẽ bị thiếu khoảng 800 ngàn mét khối nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và năm 2020 và sẽ thiếu 1.7 triệu mét khối nước ngọt vào năm 2030. Các con sông, con kênh đang bị ô nhiễm môi trường quá nặng vì chất thải sinh hoạt của người dân xung quanh, khiến nguồn nước trở nên độc hại và không thể sử dụng được (theo số liệu Phân tích môi trường của công ty EATC).

phan tich moi truong o nhiem

Các nước trên thế giới luôn tìm cách tái sử dụng nguồn nước thải. Tỉ phú người Mỹ Bill Gates đã từng gây bất ngờ cho mọi người khi ông uống nước sạch được chưng cất từ chất thải trong một chương trình tuyên truyền về môi trường. Vị tỷ phú cũng tin tưởng rằng nếu mô hình này được nhân rộng sẽ giải quyết được phần nào nhu cầu thiếu nước sạch trên toàn thế giới cũng như ngăn chặn nhiều ca tử vong có liên quan tới nguồn nước được sử dụng hàng ngày, nhất là tại các quốc gia kém và đang phát triển.

Theo Cục Quản lý tài nguyên nước đã phân tích, chất lượng nước đang bị suy giảm ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và việc khai thác, sử dụng nước. Việc quá chú trọng tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà chưa coi trọng sự phát triển bền vững trong dài hạn đã gây ra những tổn hại đối với môi trường và nguồn nước mà việc khắc phục không dễ và rất tốn kém. Chính vì thế, những chương trình hỗ trợ cho các tài năng trẻ đang học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích môi trường cũng như khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường cần thiết và ý nghĩa.