Tăng thuế bảo vệ môi trường

thue-phan-tich-moi-truong

Theo thông tin từ báo Thanh niên, tại phiên họp lần thứ 36 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/3, đã quyết định tăng thuế suất bảo vệ môi trường ở nhiều mặt hàng khác nhau. Trong đó, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu được quan tâm đặc biệt. Đối với xăng, trừ ethanol, sẽ chịu thuế 3000đ/lít, đối với nhiêu liệu bay là 3000đ/lít. Các mặt hàng nhiêu liệu khác dao động từ 900đ/lít đến 1500đ/lít.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã lưu ý rằng, thuế bảo vệ môi trường cần phải được đầu tư cho những lĩnh vực bảo vệ môi trường, không được dùng cho việc khác, không được bù cho khoản giảm thu từ việc điều chỉnh giảm thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra, Bộ Trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng phát biểu rằng thuế bảo vệ môi trường sẽ được áp dụng đồng thời với việc giảm thuế suất nhập khẩu để đảm bảo không ảnh hưởng đến giá xăng dầu trong nước.

thue-phan-tich-moi-truong

Cụ thể, theo cam kết ASEAN, thuế nhập khẩu xăng, dầu của Việt Nam sẽ giảm từ 35% xuống còn 25%, khoản điều chỉnh giảm này thấp hơn khoản điều chỉnh tăng thuế suất bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng từ 1000 lên 3000 đồng/lít. Do vậy, nếu tăng thuế suất thuế bảo vệ môi trường và giảm thuế nhập khẩu với mặt hàng xăng thì giá xăng không những không tăng, mà còn có thể giảm.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay, do thuế suất thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện đang thấp hơn các nước trong ASEAN, nên các nhà cung cấp xăng, dầu có dấu hiệu ép giá, bán xăng, dầu cho Việt Nam cao hơn giá mặt bằng chung của ASEAN. Bởi thế, khoản chênh lệch này đáng lẽ Việt Nam thu được thì các nhà cung cấp xăng, dầu lại được hưởng.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng, nếu Việt Nam không tăng thuế suất thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng thành 3.000 đồng/lít thì sẽ có “khoảng trống” về lợi tức. Trong “nền kinh tế phẳng” toàn cầu hiện nay, mặt bằng giá cả thường không có sự chênh lệch nhiều. Do vậy, nếu có “khoảng trống” về lợi tức như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xăng, dầu cho Việt Nam sẽ được hưởng. Việc tăng thuế suất thuế bảo vệ môi trường, bởi thế, quan trọng nhất vẫn là nhằm bảo đảm về giá cả, quan hệ thị trường và tăng nguồn lực bảo vệ môi trường.