Thương mại điện tử và các sàn giao dịch tại Việt Nam

Ngành thương mại điện tử Việt Nam

Các sàn giao dịch thương mại điện tử đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, nhất là khi đại dịch Covid – 19 khiến mọi hoạt động thương mại trực tiếp bị hạn chế. Bạn có thể không cần phải ra khỏi nhà, vẫn mua được thứ mình cần chỉ với vài thao tác trên điện thoại có kết nối internet. Các “chợ online” này có đa dạng mặt hàng, mỗi mặt hàng lại có vô số giá cả và mẫu mã. Các sàn giao dịch từ lâu đời cho đến mới hình thành cũng tranh nhau khuyến mãi, giảm giá,…

Vậy, làm thế nào để người tiêu dùng có thể chọn đúng hàng đúng chất lượng giữa một thị trường “huyên náo” ấy? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để có cái nhìn bao quát hơn về thực trạng thương mại điện tử và các sàn giao dịch tại Việt Nam nhé.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.

Sàn giao dịch thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Sàn thương mại tạo ra một sân chơi mới cho các doanh nghiệp buộc họ phải đổi mới, sáng tạo để đưa ra chiến lược kinh doanh và dịch vụ riêng cho sản phẩm dịch vụ từ đó góp phần phát triển cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế tổng thể nói chung.

Một số sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam

Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam

Lazada

Gần như luôn dẫn đầu trong các bảng xếp hạng các sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, Lazada mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm phong phú, độc đáo. Hiện nay, Lazada đã có mặt ở nhiều nước Đông Nam Á và có quy trình hoạt động chuyên nghiệp, bài bản. Lazada là kênh thương mại điện tử đang được giới bán hàng lẫn phần lớn người dùng đánh giá cao hiện nay với hệ thống mua bán hàng online vô cùng lớn và chuyên nghiệp. Có thể nói, Lazada là kênh trung gian kết nối các cửa hàng, shop online, doanh nghiệp với hàng ngàn khách hàng trên cùng một hệ thống và mang lại lợi ích cho cả hai.

Đặc biệt với sản phẩm do các gian hàng của LazMall cung cấp – gian hàng do các thương hiệu được Lazada chứng thực và mời tham gia mở bán trên sàn thương mại điện tử của mình. Lazada cam kết sản phẩm chính hãng, 15 ngày trả hàng kể cả với lý do “Không vừa ý” và chính sách giao hàng nhanh trong 24h (không kể thứ 7, Chủ Nhật).
Sản phẩm được bán trên Lazada được đóng gói rất chắc chắn, cẩn thận. Hầu như các sản phẩm đều được gói kèm túi chống sốc, xốp bảo vệ và được dán kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho sản phẩm khi vận chuyển.
Chế độ bảo hành, đổi trả hàng khá tốt: Các quy định về đổi trả hàng đều được Lazada thực hiện như họ cam kết trên website.
Các deal mua sắm, voucher giảm giá được tung ra liên tục: Giống như nhiều sàn khác, Lazada cũng có rất nhiều chính sách kích cầu với các deal mua sắm, các voucher/ mã giảm giá giúp khách hàng mua được hàng với giá rẻ hơn rất nhiều.
Hệ thống hỗ trợ khách hàng hiệu quả: Khách hàng có thể tương tác với đội ngũ hỗ trợ của cả người bán/ chủ gian hàng và đội ngũ của Lazada ngay trên website thông qua tính năng chat trực tuyến hoặc gọi hotline tư vấn.

Shopee

Ra đời sau nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử khác thế nhưng Shopee lại nhanh chóng giành được ưu thế và tầm ảnh hưởng do xác định phân khúc khách hàng tốt, tập trung vào các chủ shop online và các đối tượng khách hàng trẻ. Ưu điểm to nhất của ứng dụng này đó là tiện lợi – đơn giản – giá rẻ vô cùng. Tuy nhiên vì là một cái chợ, cộng thêm giá rẻ, ai cũng có thể bê đồ lên đây bán, không kiểm duyệt đầu vào gắt gao như Lazada hay Sendo thì hạn chế to đùng của Shopee là tình trạng “hoang mang style” thật – giả không biết đâu mà lần. Và tất nhiên rồi “Fake tràn bờ đê, Fake tang thương khắp mọi miền quê” là vấn đề người người dùng đau đầu nhất khi chọn mua hàng trên Shopee

Bí quyết mùa hàng trên các sàn Thương mại điện tử

Bí kíp tránh mua phải hàng giả tại Shopee:

  • Nên mua sắm trên Shopee Mall. Shopee Mall là trung tâm mua sắm đặc biệt của các thương hiệu chính hãng như: Biti’s, Samsung, Oppo, Lock&Lock,… Shopee Mall cam kết hàng chính hãng 100%.
  • Không những thế Shopee Mall luôn kèm theo những chính sách ưu đãi. Chính sách 7 ngày trả hàng/hoàn tiền: Đối với các sản phẩm thông thường chỉ có 24h để gửi yêu cầu trả hàng/hoàn tiền. Với các sản phẩm từ Shopee Mall thì thời gian yêu cầu trả hàng/hoàn tiền lên đến 7 ngày. Chính sách đảm bảo hàng chính hãng: Shopee Mall cam kết hàng chính hàng 100%. Nếu bạn phát hiện là hàng nhái, hàng giả SM sẽ hoàn trả 100% giá trị sản phẩm.
  • Tham khảo đánh giá sản phẩm. Sau khi tìm được sản phẩm đúng nhu cầu mình mong muốn, thì bạn nên xem những đánh giá, nhận xét của những khách hàng đã mua hàng trước đó. Nếu shop nhận được nhiều đánh giá, nhận xét tích cực thì bạn có thể an tâm. Còn sản phẩm dính phốt quá nhiều và những bình luận tiêu cực thì bạn nên né nhanh còn kịp.
  • Hàng kém chất lượng: Cái này khỏi bàn, bỏ qua luôn cả shop và sản phẩm. Giao hàng sai mẫu: Cái này không thể tha thứ, nếu bạn đặt một sản phẩm này, nhưng shop lại đóng gói và gửi cho bạn sản phẩm khác thì không nên nhận. Thái độ phục vụ của shop thiếu chuyên nghiệp: Đóng gói sản phẩm không cẩn thận, trả lời inbox chậm… Thì tốt nhất bạn nên xem xét lại trước khi mua hàng. Năm sao cũng không phải là tất cả: Nếu bạn vào xem bình luận, đánh giá của mọi người về shop, họ bình luận rằng “shop giao hàng rất nhanh”, “shop phục vụ tốt”… Thì đấy là họ đánh giá về sự chuyên nghiệp của shop chứ không phải đánh giá sản phẩm của họ. Hoặc cũng có thể những người mua đó không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
  • Không nhận hàng nếu không phải Shopee giao. Trong kênh bán hàng Shopee chỉ có Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm và Viettel Post là các bên vận chuyển chính. Và hầu hết các nhân viên giao hàng ở các công ty này đều được mặc đồng phục hẳn hoi, còn có cả thùng đựng hàng đặc trưng sau xe. Nếu không phải hàng do Shopee giao thì bạn sẽ không được quyền đổi trả hoặc khiếu nại đâu. Lúc ấy thì có ôm phải hàng giả thì cũng ngồi đó mà khóc không kêu ai được.

Tiki

Trong nhiều năm trở lại đây, Tiki đã có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên top các sàn giao dịch thương mại điện tử được yêu thích và truy cập phổ biến. Nhưng ít ai biết trước khi là kênh thương mại điện tử, Tiki là kênh bán sách uy tín. Năm 2014, Tiki đã được bình chọn là “trang web thương mại điện tử được nhiều người ưa chuộng nhất”.

Bí kíp chọn mua sách rẻ tại Tiki:

  • Sử dụng triệt để các mã giảm giá của Tiki: Mình có thói quen cập nhật các mã giảm giá này trên Chanhtuoi vì trang này cập nhật mã giảm giá rất nhanh và “rất sốc”. Việc sử dụng các mã này cũng khá đơn giản và nhanh chóng.
  • Trước mỗi lần mua sách, bạn nên lập danh sách những cuốn sách mình muốn mua nhất, sau đó bạn tính toán và cân đối sao cho đơn hàng của bạn có giá trị trên 150.000 VNĐ để được miễn phí cước đóng gói và giao hàng khi mua sách Tiki (Đối với các bạn không ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Mình thì đơn hàng của các bạn cần phải trên 250.000 VNĐ để dành được ưu đãi này nhé).
  • Các bạn nên theo dõi các đợt giảm giá khi. Vào những dịp đặc biệt hay vào các tuần lễ hội đọc sách, khi mua sách Tiki bạn sẽ thấy rất hay có các chương trình giảm giá cho sách, có loại giảm giá tới tận 70%, chẳng hạn như tuần sách giảm giá đặc biệt này.
Bí kíp chọn mua hàng trên các sàn thương mại điện tử

Sendo

Với phương châm “Trăm người bán – Vạn người mua”, sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo đã cung cấp đến hàng ngàn người dùng dịch vụ mua bán đảm bảo, chất lượng. Trong vòng nhiều năm trở lại đây, Sendo phát triển khá mạnh mẽ. Sendo từng đạt doanh thu 14,4% trên tổng số doanh thu của các nhóm ngành Thương mại điện tử trong năm 2014 (chỉ đứng sau Lazada với 36,1%).

Bỏ túi 4 kinh nghiệm mua hàng trên Sendo chất lượng:

  • Đọc kỹ miêu tả về giá và sản phẩm, các cụ ta đã dạy “trăm nghe không bằng một thấy”, do đó khi mua các sản phẩm online thì bạn nên đọc thật kỹ phần mô tả đặc tính, giá cả,…của sản phẩm để có thể đánh giá phần nào về sản phẩm đó. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu kỹ về các chính sách hậu mãi, bảo hành sản phẩm nếu có.
  • Xem đánh giá và bình luận của người khác. Đánh giá của những người mua trước luôn giúp bạn có cái nhìn tốt hơn về sản phẩm. Trên sendo, mỗi người mua hàng có quyền để lại đánh giá và bình luận của mình về sản phẩm. Do đó, bạn nên xem các bình luận của người mua xem sản phẩm có tốt không, có đáng tiền, có đúng sản phẩm không. Ngoài ra, các sản phẩm tốt thì cần có đánh giá tốt từ 4.5/5 sao hoặc chí ít cũng phải đạt 4 sao trở lên.
  • Xem đánh giá về shop, đánh giá shop cũng là một chỉ số quan trọng mà bạn nên tham khảo trước khi mua hàng. Điểm đánh giá shop thể hiện sự hài lòng của khách hàng về shop cũng như độ uy tín của shop. Với shop có chỉ số đánh giá càng cao thì shop càng uy tín và ngược lại.
  • Tận dụng mã giảm giá, các chương trình freeship của sendo. Khi mua hàng trên sendo bạn nên tận dụng các chương trình miễn phí vận chuyển của sendo để được giảm thêm chi phí. Thông thường phí trên sendo là khoảng từ 20-50K tuy địa điểm của bạn và shop. Do đó, phí tiết kiệm này là khá lớn, đặc biệt nếu bạn thường xuyên mua hàng tại đây.

Aliexpress

  • AliExpress là sàn giao dịch thương mại điện tử khá quen thuộc với người tiêu dùng trên khắp châu Á. Hàng hóa trên AliExpress thường có giá bán khá rẻ, nhất là khi bạn mua sỉ với số lượng lớn. Vì là trang thương mại điện tử bán hàng cho người nước ngoài, nên hàng hóa trên AliExpress thường được chọn lựa kỹ càng và có chất lượng tốt hơn so với Alibaba hoặc Taobao.
  • Đây chính xác là một thị trường mua sắm lớn với hàng triệu sản phẩm để bạn có thể tham quan. Đó là lý do tại sao mà nó có thể dễ dàng lọc theo nhu cầu tìm kiếm của bạn từ giá cả, sức mua, vv… Sẽ thật tiện lợi khi bạn có thể mua tất cả mọi thứ trong một trang web mà không phải lên Google tìm kiếm từng món phải không nào?
  • Thị trường Trung Quốc được chia ra nhiều dòng sản phẩm với mức độ phân cấp khác nhau, và đương nhiên, mức độ giá cũng khác nhau. Và có một điều chúng ta đều thấy, những nhóm sản phẩm ở đây có mức giá thấp hơn giá trung bình trên thế giới khá nhiều.
  • Đừng ngại cung cấp số thẻ tín dụng của bạn cho AliExpress vì đây là một hệ thống rất an toàn. Số tiền thanh toán sẽ được gửi cho người bán khi bạn có sản phẩm trong tay.
  • Bảo vệ người mua trong trường hợp sản phẩm không giống với mô tả và nếu bạn không nhận được hàng trong vòng 60 ngày. Nền tảng này có một số quy định đảm bảo có thể bảo vệ cho người mua và một trong số đó là bạn được phép yêu cầu hoàn tiền nếu sản phẩm không được giao tới bạn trong vòng 2 tháng.
  • Hầu như tất cả các sản phẩm có thể được vận chuyển miễn phí đến các quốc gia. Ngoài ra, cũng có những tùy chọn vận chuyển mất phí khác với thời gian giao hàng nhanh hơn. Với các sản phẩm có giá trị không quá cao, bạn có thể đề xuất với họ các hình thức giao hàng hợp lý để không mất tới hơn một tuần mới nhận được hàng.
  • AliExpress có một hệ thống theo dõi đơn hàng rất đầy đủ, và nếu bạn muốn biết tình hình sản phẩm của mình đang như thế nào thì có thể truy cập hệ thống mọi lúc mọi nơi.

Ưu và nhược điểm khi mua hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian: Bạn đã có danh sách chi tiết các mặt hàng bạn cần mua chưa? Nếu có, chỉ cần với một cái nhấp chuột, bạn có thể mua và ngay lập tức các món hàng quan trọng này sẽ đến tay bạn, và điều này có thể giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
  • So sánh Giá cả: Với những cải tiến tiên tiến của trang tìm kiếm, nó có thể cho phép bạn nhanh chóng kiểm tra giá cả và so sánh giá cả chỉ trong một vài thao tác. Nó có thể ngay lập tức có một sự so sánh giá trị từ một cửa hàng mua hàng trực tuyến này với một cửa hàng mua hàng trực tuyến khác. Điều này có thể giúp bạn tự do quyết định lựa chọn cửa hàng trực tuyến cho bạn mặt hàng tốt với giá tốt nhất mà bạn đang muốn mua.
  • Sẵn sàng phục vụ bạn 24/7: Các cửa hàng trực tuyến thường mở cửa 24/4, 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm. Điều này rất hiếm thấy được khi mua hàng trực tiếp. Việc sẵn sàng phục vụ bất cứ thời gian nào trong ngày này có thể cho phép bạn tự do mua hàng trong bất cứ thời gian thuận tiện nào của bạn.
  • Không cần phải đứng xếp hàng chờ đợi: Khi bạn mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, bạn không cần phải xếp hàng chờ đợi để mua món hàng mà bạn cần. Bạn chỉ cần mở app và gõ món đồ cần mua, ngay lập tức thông tin món đồ và người bán sẽ hiện ngay trên màn hình.
  • Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm mà bạn muốn mua: Bạn đang cần một sản phẩm đặc biệt phù hợp với bạn thông qua số đo, kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ thì đó không còn là vấn đề nữa. Thêm nữa, bạn có thể dễ dàng biết được mặt hàng nào đang có sẵn và hết hàng.
Ưu nhược điểm khi mua tại các sàn thương mại điện tử

Nhược điểm

  • Việc kiểm tra trực tiếp các mặt hàng: mua hàng thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ có một bất tiện đó là không được thấy tận mắt và sờ tận tay chất của sản phẩm. Các cửa hàng trực tuyến chỉ đưa ra các mô tả về mặt hàng, các hình ảnh minh họa và nó thật sự trở thành một bất lợi đối với người mua hàng.
  • Không thật sự cảm thấy thỏa mãn trực tiếp: Không giống mua hàng thông thường, bạn không thể sử dụng sản phẩm ngay sau khi bạn mua hàng. Tuy nhiên, mua hàng online yêu cầu sự kiên nhẫn trong lúc chờ cho tới khi sản phẩm tới tay trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày hoặc thậm chí là lâu hơn phụ thuộc vào địa điểm mà bạn đặt gửi hàng.

Các trang thương mại điện tử ngày càng phát triển và đáp ứng hầu hết được nhu cầu của con người. Sàn thương mại điện tử tạo ra một phương thức kinh doanh và làm việc mới phù hợp với cuộc sống công nghiệp hiện đại. Hy vọng bạn có thể hiểu thêm về các sàn giao dịch thương mại điện tử.