Tổng quan về bệnh lẫn ở người cao tuổi

Bệnh lẫn ở người cao tuổi

Bệnh lẫn ở người cao tuổi là một hội chứng thường gặp trong cộng đồng, những người từ 65 trở lên lại càng dễ mắc chứng bệnh này với biểu hiện là quên dần dần những điều mới xảy ra, đến các việc trong quá khứ, dần dần quên cả những thứ rất đơn giản như tên người, đường phố, đồ vật… Nếu trong gia đình có người cao tuổi, bạn nên lưu ý những dấu hiệu ban đầu của bệnh lẫn, để sớm phát hiện và điều trị, tránh để tình trạng quá nặng sẽ gây nhiều khó khăn. Hãy tham khảo bài viết hôm nay để hiểu rõ hơn về chứng bệnh lẫn ở người cao tuổi nhé.

Bệnh lẫn ở người cao tuổi là gì?

Bệnh lẫn ở người cao tuổi của người già là hội chứng xảy ra do tổn thương ở não bộ, dẫn đến rối loạn ý thức nặng, khiến người bệnh không thể suy nghĩ rõ ràng, mất phương hướng và khó tập trung để đưa ra quyết định chính xác. Hội chứng lú lẫn thường đi kèm với tình trạng sa sút trí tuệ do suy giảm chức năng não, dẫn đến mất khả năng thực hiện hành vi hàng ngày. Tình trạng lú lẫn ở người già có thể xuất hiện đột ngột hoặc chậm rãi. Theo các chuyên gia, nhận biết sớm các dấu hiệu của hội chứng lú lẫn sẽ giúp người mắc tăng cơ hội phục hồi.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lẫn ở người cao tuổi

Bệnh lẫn ở người cao tuổi có thể hình thành từ những lý do sau:

  • Tuổi tác gây ra bệnh lẫn ở người cao tuổi: Khi tuổi tác tăng dần, các tế bào não bị lão hóa, mất dần và không còn liên kết với nhau khiến não bộ hoạt động ngày càng kém. Chức năng của hệ thần kinh bị suy yếu khiến cho các mạch máu bị lão hóa và gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển các chất “dinh dưỡng” để nuôi não. Đồng thời, tim cũng bị lão hóa và không còn co bóp mạnh mẽ, làm lượng oxy đến não cũng sụt giảm. Vậy nên, tuổi tác và sự lão hoá là  nguyên nhân chính gây nên tình trạng bệnh lẫn ở người cao tuổi.
  • Các bệnh lý như bệnh Alzheimer, đột quỵ não cũng gây ra những di chứng và làm cho chức năng của não suy thoái dần dần và gây ra bệnh lẫn ở người cao tuổi. 
  • Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng các nhóm thuốc trợ tim, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng lưu trữ thông tin và hình thành ký ức. Nguy hiểm hơn, điều này còn có thể khiến người cao tuổi sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ hoàn toàn.
Bệnh lẫn ở người cao tuổi do sao

Những triệu chứng cơ bản của bệnh lẫn ở người cao tuổi gồm có:

  • Tính tình thay đổi thất thường, hay gây gổ, lớn tiếng khi yêu cầu không được đáp ứng, dễ bị kích động.
  • Người cao tuổi thường xuyên quên lãng và số lần suy giảm trí nhớ càng lúc càng tăng
  • Bệnh nhân rất dễ lạc đường hoặc đi lang thang, hoặc lục tìm đồ đạc không phải của mình.
  • Thường hoang tưởng hay có ảo giác, nhầm lẫn người thân hoặc bạn bè; liên tục mất ngủ, thấy đói thường xuyên và hay nghi ngờ người khác.
  • Gặp khó khăn trong những việc đơn giản hằng ngày

Bệnh lẫn ở người cao tuổi thường đem đến rất nhiều áp lực và khó khăn cho người thân trong việc chăm sóc hàng ngày. Tuy nhiên nếu được tiến hành đúng cách sẽ giúp bạn giảm đi rất nhiều vất vả, cùng xem ở mục tiếp theo nhé.

Cách chăm sóc khi người thân mắc bệnh lẫn ở người cao tuổi

Chăm sóc người thân có bệnh lẫn ở người cao tuổi không chỉ phải đảm bảo khoa học để họ nhanh khỏi bệnh mà còn phải giảm thiểu được rủi ro “tai nạn vô tình” mà căn bệnh gây ra:

  • Uống thuốc: việc uống thuốc của người bệnh lẫn ở người cao tuổi phải luôn được diễn ra dưới sự giám sát của người nhà. Các loại thuốc phải cất trong tủ có khóa cẩn thận tránh để người bệnh lục uống nhầm. Cần trực tiếp cho người bệnh uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
  • Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, không nên để bệnh nhân tự nấu ăn hoặc tham gia nấu ăn. Nhắc nhở giờ ăn. Dọn từng món ăn tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm không biết chọn ăn món nào.
Chăm sóc bệnh lẫn ở người cao tuổi
  • Có những trường hợp bệnh lẫn ở người cao tuổi làm họ nhầm lẫn giữa ngày và đêm, gây ra rối loạn giờ giấc sinh hoạt. Bạn nên nên khuyến khích người bệnh vận động, tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, hạn chế ngủ ban ngày, tránh uống nhiều nước vào buổi chiều, buổi tối để họ khỏi thức dậy đi tiểu ban đêm.
  • Thay ổ khóa cửa mở cần chìa, cho người bệnh mang vòng hoặc thẻ có tên, địa chỉ, điện thoại. Nhờ hàng xóm để ý nếu thấy người bệnh lẫn ở người cao tuổi đi ra khỏi nhà.

Với thời gian, bệnh lẫn ở người cao tuổi có thể sẽ nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng sinh hoạt cá nhân giảm, mất niềm tin, người bệnh trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Đây là lúc người thân vừa đau lòng, vừa khó xử nhưng cũng cần bạn kiên nhẫn và hết lòng chia sẽ để có thể giúp gia đình vượt qua áp lực. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin để ngăn ngừa căn bệnh lẫn ở người cao tuổi thật sớm, giúp ông bà cha mẹ sống vui khoẻ nhé.