Theo thống kê của Hội Tình dục học quốc tế, có khoảng 200 triệu đàn ông bị nhược dương ở các mức độ khác nhau. Và con số này cứ tăng dần 3% – 5% sau 20 năm. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, con số thống kê chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”. Chính vì thế, xin giới thiệu các món cá để phòng và chữa nhược dương theo phép thực dưỡng.
Canh cá chim trắng: Trong ngư trường VN có hai loài cá chim là loài cá chim xám hay cá chim tro (Stromateoides cinereus) và cá chim trắng (Stromateoides argenteus).Y thư cổ đời Đường Bản thảo thập di cho rằng “Cá chim trắng vị ngọt, tính bình, ích khí, bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng vị, lợi gân cốt; là món ăn cho người thiếu máu, tiêu hóa yếu, hay bị chứng hồi hộp, tim phiền khó ngủ, tinh thần rũ rượi, dương suy…”. Hạnh lâm xuân mãn tập cho ăn cá này bổ thận, kiện tỳ, hưng dương, tăng lực.
Để làm món cá chim, ta dùng 10 con tằm dồn vào bụng cá, chiên sơ với giấm và gừng trước khi nấu canh. Lưu ý nấu ít nước để ăn hết cả cái và nước canh. Từ xưa, người Trung Hoa đã biết khai thác tính dược của thực phẩm, hình thành “Ẩm thực trị liệu pháp”, sau này phổ biến trường phái ẩm thực dưỡng sinh, nói gọn ‘Thực dưỡng”. Theo trường phái này, nhiều món ăn từ cá mà xưa kia là món “ngự thiện” chỉ dành cho các bậc đế vương. Những loài cá trước đây chỉ để tiến vua, thường để tăng cường năng lực phòng sự.
Canh cá chạch đuôi chình: Không phải ngẫu nhiên người Nhật cho loài cá này là “nhân sâm dưới nước” Trong Tân hồ tập giảm phương đã viết: “Đây là loài cá trân quý cho nam giới dương sự bất khởi”. Cá làm thật sạch nhớt, bỏ ruột, ướp gia vị (gừng đường, muối, rượu), chiên sơ trước khi nấu canh.
Canh cá trê dạ lý: Với người Viêt, cá trê chẳng phải hàng “cao lương mỹ vị” bởi rẻ tiền, ở đâu cũng có. Tuy nhiên, ít ai biết nó là món thuốc độc đáo. Trong Bản thảo cầu nguyên ghi rằng “Cá trê vị ngọt, tính bình, bổ huyết, dưỡng thận, điều trung, trợ dương; dùng cho các trường hợp đau lưng, mỏi gối, sốt rét kinh niên, cam tích, gầy gò, dễ chảy máu, mới mổ hay bị thương để vết thương mau lành”. Cá trê có thể chế biến mọi món ngon: Nấu canh chua bông so đũa, canh ngọt bông bí hoặc cải bẹ xanh, nướng gói rau, muối sả chiên, kho me, kho tiêu, kho nghệ…
Với người dương sự yếu, nên ăn món canh cá trê với hoa dạ lý hương (thiên lý, dạ lài hương). Cần biết, hoa dạ lý rất giàu kẽm nên kết hợp với cá trê là món bỗ dưỡng “cực kỳ”. Trên bàn ăn, món canh (chua hoặc ngọt) thường đi kèm món kho mặn. Tốt nhất, đi với canh cá trê dạ lý là món cá trê kho gừng, vì gừng ôn nhiệt làm ấm thận, hoạt huyết, ích khí, là các yếu tố cần vả đủ cho dương sự.
Cá ngựa tiềm thuốc Bắc: Ngự y đời Đường chép rằng, vua Đường Huyền Tông tuổi cao nhưng suốt ngày quấn quít bên Dương Quý Phi nhờ vào “Hải mã tửu”. Có lẽ vì vậy mà người Trung Hoa có câu “Phương Bắc có nhân sâm, phương Nam có cá ngựa”. Bản thảo tân biên viết: “Cá ngựa vị ngọt, tính ôn, bổ thận dương, điều khí huyết; dùng cho người thận khí bất túc, sinh liệt dương hoặc di tinh, xuất tinh sớm, phụ nữ vô sinh, người hen suyễn, suy nhược thần kinh, nội hương bị ứ huyết…”.
Theo Tây y, dịch chiết xuất từ cá ngựa làm tăng sinh kích thích tố nam tính (Androgen), chữa suy nhược sinh dục, phụ nữ lãnh cảm. Để thực hiện món ăn này cần có một cặp cá ngựa, 10g cửu hương trung, 15g thục địa, 10g dây tơ hồng. Tất cả tiềm đến rục, lấy nước uống. Có thể chế món thuốc bổ dưỡng như sau: Cá ngựa sao khô, tán thành bột (15g), hồng sâm (30g), hạt hẹ (60g), chế với mật ong, vo thành hoàn; ngày uống hai lần, mỗi lần 2g.