Đai an toàn tự bơm phồng cho ghế sau xe hơi

phat minh moi an toan

Lâu nay, đai an toàn thông thường của xe hơi đã cứu sống hàng ngàn người gặp tai nạn mỗi năm, cho dù vẫn còn một vài nhược điểm. Từ năm 2001, một nhóm kỹ sư Hãng xe hơi Ford (đứng đầu là giám đốc an toàn Srini Sundararajan) đã bắt tay vào việc nghiên cứu “kỹ thuật đột phá” về đai an toàn. Ngày 5.11.2009, tại thành phố Dearborn (hạt Wayne, bang Michigan, Mỹ), họ đã tuyên bố sáng tạo thành công – một loại đai an toàn mới “Inflatable seat belt” có thể bơm phồng, bảo vệ cực kỳ tốt cho người ngồi ghế sau. Loại đai an toàn này đã được ứng dụng trong mẫu xe hơi thể thao tiện ích Ford Explore 4×4.

phat minh moi an toan
Thử nghiệm dây đai an toàn thế hệ mới

Ford là nhà sản xuất xe hơi trình làng đai an toàn (của ghết ngồi trước và sau) đầu tiên trên thế giới vào năm 1955 và đi tiên phong trong việc thiết kế “Air Bag” tiêu chuẩn, có thể bơm phồng gnay lập tức để giữ cho người ngồi không bị văng về phía trước khi có va chạm mạnh, dùng cho tài xế và người ngồi ghế trước trong hầu hết các mẫu xe từ năm 1993. Tuy nhiên, tỷ lệ người ngồi ghế sau đeo đai an toàn vẫn còn thấp và số người ngồi ghế sau chết và bị thương nặng trong các vụ tai nạn vẫn không ngừng gia tăng. Ý thức được việc này, Hãng Ford đã và đang triển khai “kỹ thuật đột phá” bằng việc lắp thêm ghế sau xe hơi các đai an toàn tự bơm phồng tự động khi xảy ra đụng xe. Chiếc đai an toàn mới (có thiết kế hình ống, căng rộng ra từ thắt lưng đến vai và gắn chặt vào một túi may dính vào dây đai) tạo hiệu quả rõ rệt trong việc ngăn chặn gãy xương sườn, tổn thương nội tạng và bầm giập cơ thể.

dai deo an toan cho xe hoi
Hãng xe Ford đã thử nghiệm thành công đai đeo thế hệ mới này

Đai an toàn mới sử dụng khí nén lạnh (cold compressed gas) để bơm, khác với “air bag” thông thường dùng phản ứng hoá học tạo khí nóng để bơm. Vì thế, đai an toàn mới không làm cho cơ thể người mang đai ấm nóng hơn nhiệt độ môi trường, cũng như không làm gia tăng huyết áp ngực của người mang đai. Khi dụng xe xảy ra, xe hơi sẽ gửi tín hiệu để bung túi khí vào lúc thật sự cần thiết. Cụ thể là các cảm biến an toàn (safety sensor) trên chiếc Ford Explore 4×4 sẽ tính toán trong chớp mắt được mức độ va chạm và tự động dùng khí nén lạnh để làm phồng đai an toàn chỉ trong vòng 4/100 giây (khoảng thời gian xe có thể di chuyển 1 thước Anh (0,914m) trong điều kiện tốc độ trên đường xa lộ). Tiếp đó, thông qua kết cấu đai, sẽ ngăn chặn bớt cũng như truyền lực va đập tản mác ra trên một khu vực cơ thể rộng gấp 5 lần so với đai an toàn thông thường. Điêu này giúp cho người mang đai giữ được vị trí ngồi an toàn nhất, giảm hót huyết áp ở ngực, đồng thời hạn chế được sự cử động của đầu và cổ có thể gây thương tích. Theo chuyên gia Sundararajan, dây đai rộng hơn và túi khí sẽ giúp phân tán lực va đập ngang qua vùng ngực để tránh được tình trạng bị thương nặng; mặt khác, nó cũng chịu lực (va đập) thay cho đầu và cổ.

Kỹ thuật đai an toàn bơm phồng cho ghế ngồi sau của xe Ford sẽ nâng độ an toàn lên gấp nhiều lân cho người mang đai ở mọi độ tuổi đặc biệt đối với các em nhỏ ngồi ghế trẻ em vốn dễ bị tổn thương đầu, cổ và ngực nhiều hơn trong các vụ tai nạn.

day dai an toan tren xe hoi
Dây đai an toàn trên xe hơi của hãng Ford được hưởng ứng tích cực

Cách thắt và sử dụng đai an toàn bơm phồng cũng tương tự đai an toàn thông thường. Hơn 90% đối tượng thử nghiệm đai an toàn mới nói rằng họ thấy dễ chịu và thích ứng tốt hơn khi mang đai thông thường. Người đại diện Trung tâm an toàn xe hơi Mỹ (Centre for Auto Safety, có trụ sở tại Washington D.C) là Clarence Ditlow nhấn mạnh rằng kỹ thuật đột phá mới chắc chắn làm giảm bớt nguy cơ gãy xương sườn – thường xảy ra trong tai nạn cho người ngồi ghế sau. Sự thích hợp này trong tương lai sẽ giúp cải thiện tỷ lệ chỉ có 61% người Mỹ đi xe hơi hiện đang dùng đai an toàn thông thường (trongđó 82% sử dụng đai an toàn ghế ngồi trườc và 18% dùng đai an toàn ghê ngồi sau), để bảo vệ tính mạng người ngồi xe. Sau khi thứ nghiệm thành công tại Mỹ, đai an toàn tự bơm phồng sẽ được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Sau năm 2010, kỹ thuật mới này cũng sẽ được phát triển vào một số dòng xe Ford khác.