Ai là người có ý tưởng sáng chế búp bê tình dục?

bup be tinh duc
bup be tinh duc
Khuôn mặt của một búp bê tình dục giống người thật

Trong các nước tham chiến chiến tranh thế giới II, quốc gia nào có nền công nghệ hiện đại nhất? Tất cả những ai hâm mộ lịch sử cận đại đều trả lời không do dự – nước Đức phát xít và liệt kê một hơi hàng loạt chứng cứ khẳng định giả thiết của mình. Tuy nhiên bên cạnh máy bay phản lực Messerschmitt Komet, tên lửa V-2 hay súng máy STG44, không nhiều người nhắc đến sex búp bê Borghilde trong khi câu chuyện về dự án này thật sự cuốn hút.

Xin trích một đoạn trong đề cương dự án của bác sĩ tâm lý trị liệu phát xít TS Rudolf Chargeheimer: “Mục đích của búp bê là thỏa mãn nhu cầu tình dục của binh sĩ chúng ta. Những chiến binh cần dành thời gian cho nhiệm vụ chiến đấu, thay vì phung phí sức lực với phụ nữ ngoại quốc. Tuy nhiên không người đàn ông đích thực nào chấp nhận tính ưu việt của búp bê so với người phụ nữ bằng xương bằng thịt – chừng nào các kỹ sư của chúng ta chưa đạt được ba tiêu chuẩn chủ yếu dưới đây về chất lượng:

  1. Mô nhân tạo khi động chạm làm chúng ta liên tưởng đến tấm thân đích thực của thiếu nữ.
  2. Cơ thể búp bê cần có những năng lực hoạt động y hệt cơ thể thiếu nữ.
  3. Các cơ quan sinh dục của sản phẩm bắt buộc phải tạo cảm giác hiện thực: tuyệt đối”.

Cưỡng hiếp phụ nữ, hoạt động nhà thổ – nhu cầu sinh dục binh lính gắn với nguy cơ bùng nổ các bệnh hoa liễu (lậu, giang mai…) ngay từ khởi đầu lịch sử các cuộc xung đột vũ trang thế giới đã trở thành một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà cầm quân. Riêng nước Đức phát xít đã tiếp cận vấn đề theo cách đặc trưng. Bên cạnh nền công nghiệp gây chết chóc, họ quyết định xây dựng nền công nghiệp giải trí tình dục. Nhà nghiên cứu lịch sử, kiêm nhà báo Đức Norbert Lenz khẳng định như vậy.

Bản thân trùm SS, tướng Heinrich Himmler, nhân vật quan trọng thứ hai sau thống chế Hitler chính là cha đẻ của Dự án tuyệt mật mang tên Sex doll. Trong báo cáo mật của mình gửi Hitler, tháng 11 năm 1940 Himmler đã nhắc đến “những tổn thất không đáng có”, mà quân đội phát xít Đức đã phải gánh chịu trong chiến dịch tấn công nước Pháp. Theo Hỉmmler, chính gái điếm Paris là nguồn gốc gây ra những tổn thất đó. “Mối nguy hiểm lớn nhất của Paris là sự hiện diện khắp nơi của gái điếm, chúng chủ động mồi chài binh lính tại các quán ăn, tại các sàn khiêu vũ và mọi địa điểm có thể. Nghĩa vụ của chúng ta là bảo vệ binh sĩ – những phần tử sẵn sàng mạo hiểm sức khỏe của mình vì nhu cầu nhục dục chớp nhoáng”.

lam bup be tinh duc
Búp bê tình dục được làm rất công phu, tỉ mỉ

Một nhóm nhà khoa học có uy tín đã được giao nhiệm vụ giải quyết vấn đề nóng bỏng: nghiên cứu chế tạo mẫu búp bê khả dĩ giúp binh sĩ Đức thỏa mãn nhu cầu tình dục. Đứng đầu tập thế nhà khoa học là một trong số sĩ quan thân tín của Himmler, Giám đốc Viện nghiên cúu Quân y, đại tá- BS Joachim Mrurgowski. Trong nhóm liên quan với bí mật quốc gia còn có BS Franz Tschakert, nhân vật từng là tác giả triển lãm “Những thiếu nữ thủy tinh” gây dư luận tranh cãi quốc tế sôi nổi trong những năm 30.

Tập đoàn hóa chất IG Farben được giao nhiệm vụ chế tạo vật liệu làm “vỏ” búp bê. Đến giữa năm 1941, nhóm nghiên cứu thuộc IG Farben đã pha chế thành công một số hợp chất polime có hình thái cấu trúc và tính đàn hồi thích hợp. Tuy nhiên thực tế chế tạo lại cho thấy, việc thống nhất xác định hình hài cụ thể của búp bê lại là vấn đề khó khăn hơn.

Theo dự định ban đầu của các tác giả ý tưởng búp bê Burghilda (tên khởi thủy), sản phẩm phải là kết tinh của sắc đẹp lý tưởng thuần Đức. Người ta đã yêu cầu một số nữ diễn viên nổi tiếng nhất nước Đức thời đó làm mô hình mẫu. Tuy nhiên sau nhiều cuộc tranh luận, cuối cùng nhóm chế tạo đã quyết định: hình ảnh cụ thể của búp bê sẽ không dựa vào khuôn mẫu cụ thể của nhân vật nào – bởi theo lập luận của họ, “một Burghilda hoàn toàn mới như vậy sẽ khơi dậy hiệu quả hơn ham muốn nhục dục của binh lính Đức”.

Tháng Sáu 1941 là ngày đã đi vào lịch sử trước hết như sự khởi đầu cuộc xâm lăng của Đức chống Liên Xô. Theo những tư liệu đã được Lenz công bố, sự kiện đó ngẫu nhiên trùng hợp với bước ngoặt trong quá trình triển khai dự án “Burghilda dành cho mặt trận” tuyệt mật. Kể từ thời gian đó, do những thay đổi đột biến trên chiến trường, TS Mairgowski phải tách khỏi Dự án, để tập trung thực hiện những thí nghiệm y học trên tù nhân tại một số trại tập trung. Như tài liệu thu thập được của Lenz, vai trò chỉ đạo nhóm nghiên cứu thực hiện Dự án được giao cho nhà khoa học trước đó chưa được dư luận biết nhiều, song rất giàu tham vọng – một bác sĩ người  Đan Mạch, Olen Hannussen. Dường như sự thay đổi tên búp bê mang tính Đan Mạch hơn: Borghilda có liên quan đến sự xuất hiện của BS Olen Hannussen.

Giai đoạn tiếp theo của Dự án là trắc nghiệm màu sản phẩm. Công việc được tiến hành bí mật trong căn cứ quân sự trên hòn đảo Jersey, một trong số lãnh thổ của Vương quốc Anh bị quân đội Đức chiếm được trong những năm đầu Chiến tranh Thế giới II. Kết quả, để đáp ứng nhũng sở thích khác nhau của binh sĩ Đức, nhóm nghiên cứu đã quyết định sản xuất ba mẫu búp bê. Dạng A có chiều cao lm68, dạng B – 1m76 và dạng C – 1m82.

Phiên bản dạng B đầu tiên hoàn thành tháng Chín 1942. Hình dáng của sản phẩm thể hiện đầy đủ những gì bộ máy tuyên truyền của Hitler nói vể chủ đề sắc đẹp người phụ nữ lý tưởng. Tuy nhiên người ta đã quyết định không trang bị cho sản phẩm mái tóc truyền thống, túc tóc tết đuôi sam. Để nhấn mạnh đặc điểm người lính của Borghilda, búp bê được trao mái tóc ngắn, kiểu con trai mới lớn.

Sau đó không lâu buổi giới thiệu sản phẩm đầu tiên đã được tổ chức với sự hiện diện của đích thân phó thống chế, tướng Himmmler – nhân vật đã lập tức đặt hàng 50 sản phẩm dành cho binh sĩ. Bởi lẽ cơ sở của Tschakert quá nhỏ không thể cho phép sản xuất lớn, người ta đã quyết định xây dựng nhà máy đặc biệt, với quy mô hiện đại tại thành phố Drezne.