Phòng chống loét da khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ

Hiện nay, có khá nhiều căn bệnh nguy hiểm để lại di chứng khiến bệnh nhân phải nằm một chỗ lâu dài và cần sự chăm sóc của người thân. Lở loét là tình trạng thường xuyên gặp phải khi bạn chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ không đúng phương pháp. Vậy làm thế nào để phòng tránh tình trạng này khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ thì bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết sau đây, để có những kế hoạch chăm sóc tốt nhất cho người thân của mình nhé.

Dấu hiệu nhận biết vùng da sắp bị loét khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ

Đa số khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ lâu như người bệnh bị hạn chế về cử động, bị liệt, bị gãy xương, chấn thương… sẽ dễ gặp phải tình trạng loét da, bị loét do tì đè. Với những đối tượng này, do việc đi lại, vận động gặp khó khăn, bệnh nhân thường nằm lâu một chỗ, khiến da và các tổ chức dưới da bị sức nặng của cơ thể đè ép lên, dẫn tới mạch máu co thắt lại, máu bị hạn chế lưu thông, làm thiếu máu cục bộ, kéo dài có thể gây ra hoại tử, nhiễm khuẩn. Ngoài ra, lực trượt trên mặt da do di chuyển cũng có thể khiến da bị loét.

Cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ tốt nhất là bạn nên sớm phát hiện những vùng da có dấu hiệu hoặc nguy cơ bị loét sớm nhất, để có biện pháp điều trị kịp thời trước khi quá muộn. Khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ, bạn cần lưu ý những điểm sau:

– Nếu tình trạng ửng đỏ và sưng nề không mất đi trong vòng 15 phút kể từ khi thôi tì đè lên da, thậm chí dù bạn đã tiến hành mát-xa, xoa bóp trong vòng 15 – 30 phút mà vết ửng đỏ vẫn không mất đi thì đây chính là dấu hiệu chuẩn của việc vùng da đó bị loét.

– Các vùng da dễ bị loét thường là những nơi mà da sát xương, những điểm tì khi nằm, ngồi, đứng, đi như vùng chẩm, vai, cùng cụt, mông, gót chân, 2 mẫu chuyển lớn xương đùi…bạn nên thường xuyên để ý những điểm này khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ.

– Ở giai đoạn đầu, vết loét hiện diện dưới dạng tử ban trên vùng da nhô xương hay vùng bị đè. Ở giai đoạn này, hầu hết vết loét có thể mất đi nếu không còn sự tì đè và có thể khó nhận định ở những người da sậm màu.

– Ở giai đoạn nặng hơn, vết loét trên bề mặt có biểu hiện như một vết trầy, hố nông hay phồng giộp. Biểu hiện trên da có thể bị mất phần biểu bì, bì, hay cả phần bì và u mỡ. Các vết phồng rộp da thường gây cảm giác đau.

– Nếu không được điều trị, và có cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ đúng đắn, ở giai đoạn tiếp theo, vết hoại tử xuất hiện dưới dạng toàn bộ bề dày của da bị hoại tử có liên quan đến sự tổn thương hay mất mô dưới da, có thể mở rộng xuống phía dưới nhưng không sâu. Vết loét không được điều trị, chăm sóc đúng cách sẽ làm mất toàn bộ bề dày của da và có sự phá hủy rộng hơn. Phải mất hàng tháng hay hàng năm vết loét giai đoạn này mới có thể lành.

Vậy nên, không chờ đến khi dấu hiệu xuất hiện, mà bạn hãy tiến hành ngay các phương pháp phòng ngừa lở loét khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ được chia sẽ dưới đây nhé.

>>> Xem thêm về 6 lời khuyên giúp chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ mùa Covid tại: https://www.sunmate.com.vn/cam-nang-song-khoe/6-loi-khuyen-giup-cham-soc-benh-nhan-nam-tai-cho-mua-covid

Những biện pháp phòng ngừa loét da khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ

Tăng cường vận động

Nguyên nhân chính dẫn tới loét tì đè là do thiếu xoay trở, dẫn tới mạch máu bị chèn ép, làm giảm lượng máu và dinh dưỡng tới mô ở các vùng bị đè cấn, đo đó các mô dần bị hoại tử. Do vậy, khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ, bạn nên  thay đổi tư thế nghiêng, ngửa, sấp cho người bệnh và lật người bệnh để kiểm tra, làm vệ sinh (lau khô mồ hôi, làm mát vùng tì đè…).

chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ

Bên cạnh đó, việc xoa bóp thường xuyên sẽ là cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ ngăn ngừa lỡ loét rất tốt. Bạn có thể xoa bóp làm khô da bằng cồn 70 độ để đảm bảo da không bị ẩm ướt, nên xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị loét khoảng 15 – 20 phút/lần và nên tiến hành đều đặn 1 – 2 lần/ngày.

Chế độ ăn uống khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ

Dinh dưỡng kém cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ gây loét tì đè và khiến khả năng hồi phục lâu hơn rất nhiều. Ở những người bị suy kiệt, khối lượng cơ giảm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa xương, da và mặt phẳng cứng, gây chèn ép làm tăng nguy cơ loét ở các điểm tiếp xúc. Vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ bạn nên giúp họ bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như protein và vitamin A, vitamin C, vitamin E để da khỏe mạnh, giúp chữa tổn thương và chống nhiễm trùng.

Chăm sóc da, giữ vệ sinh sạch sẽ

Cách chăm sóc người bệnh nằm một chỗ tránh được viêm loét cần nhất là giữ cho họ làn da luôn sạch sẽ và khô ráo. Nếu người bệnh sử dụng tã giấy, bạn nên thay tã cho người bệnh ngay khi miếng tã bị bẩn hoặc thay thường xuyên sau 3 – 4 tiếng. Bên cạnh đó, bạn nên tắm hoặc lau người cho bệnh nhân bằng nước ấm tại phòng kín gió tối thiểu 1 lần/ngày, sau đó lau khô người bằng khăn bông mềm để đảm bảo da của người bệnh luôn khô, sạch, không bị ẩm ướt, dính mồ hôi, nước tiểu nhé.

bệnh nhân nằm tại chỗ

Bị bệnh nằm tại chỗ đã là một việc rất khó chịu, nếu thêm vấn đề lở loét sẽ làm người bệnh thêm đau đớn và khổ sở. Vì vậy, hy vọng với những chia sẽ trên sẽ giúp bạn chăm sóc bệnh nhân nằm tại chỗ tránh được biến chứng gây đau đớn đó và bệnh tình tiến triển tốt hơn nhé.